Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 06/11/2019, 16:10 PM

Đồng bào Khmer sắp đón lễ hội Ok Om Bok

Ok Om Bok là dịp để người Khmer Nam Bộ thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc mình đồng thời là dịp để các dân tộc anh em có dịp tìm hiểu và giao lưu văn hóa với nhau.

>>Tin tức Phật giáo mới nhất 

Hơn một triệu bà con dân tộc Khmer Nam Bộ sắp vào lễ hội lớn Ok Om Bok hay Oóc om bók (Phiên âm: Ak Ambok, tiếng Khmer: អកអំបុក.

Lễ hội Ok Om Bok  được tổ chức vào khoảng Rằm tháng 10 Âm lịch hằng năm (do cách tính thời gian có sự chênh lệch). Đây là lúc kết thúc vụ mùa, người Khmer tổ chức lễ đút cốm dẹp ước nguyện những điều tốt đẹp trước khi nuốt với sự chứng kiến của người lớn tuổi và thần Mặt Trăng, vật cúng trăng là thành quả mùa vụ để tỏ lòng biết ơn đến Thần Mặt Trăng - vị thần đang mang đến cho họ một vụ mùa tốt tươi và những điều ước tốt đẹp. Trong dịp Lễ hội có các hoạt động văn hóa chính như: lễ cúng trăng, thả đèn gió, đèn nước; hội đua Ghe Ngo. Lễ Ok Om Bok  được tổ chức ở tỉnh Sóc Trăng là lớn nhất vì nơi đây tổ chức Hội đua ghe Ngo lớn thu hút nhiều vận động viên và người xem cực đông.

Trong thời gian lễ hội Ok Om Bok ở nhiều nơi còn có các hoạt động văn nghệ, thể thao, hội chợ đi cùng. Do có nhiều hoạt động hấp dẫn, lễ hội thu hút được nhiều người dân tộc đến khác đến chung vui kể cả người nước ngoài. Vùng có đội ghe ngo sẽ tổ chức giả đâu ghe cùng các chùa bạn, ngày trước lại còn màn thả đèn gió khi đêm về thật sự hấp dẫn...

Ok Om Bok là dịp để người Khmer Nam Bộ thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc mình đồng thời là dịp để các dân tộc anh em có dịp tìm hiểu và giao lưu văn hóa với nhau.

Cốm dẹp, một món ăn vặt khá ngon có từ lâu đời ở vùng, nếu gọi đặc sản cũng hợp lý. Nếp, loại trắng (có nếp than màu đen) lụa ở khoảnh ruộng trồng riêng, cắt (gặt) phơi phóng rồi cho vào cối gỗ dùng chày gỗ giã cho dẹp (dẹt), nếp dẻo nên độ đẹp càng mỏng càng tốt (điều  này khó hay không thể làm với gạo tẻ). Đem nếp đã “xử lý” bằng cách ấy thay hình đổi dạng cho thau ướp với nước dừa cho mềm, cùng đường cát, rồi phủ lên dừa khô nạo tạo nên lớp mặt trắng xóa đẹp mắt trên thau cốm dẹp. Về từ ngữ hình tượng hóa, “cốm” là cách gọi của người  Kinh, “dẹp” chỉ hình dáng nếp sau khi giã bằng chày gỗ cối. Khi đủ thời gian ủ cùng nước dừa và các đường, cốm có thể xúc bằng muỗng ăn như một hàng vặt hay tiếp tục gia chế bằng cách cho vào bánh phồng, gói lại. Bánh phồng bị làm mềm bởi cốm ẩm ướt, thành một loại bánh khá hay.

Biểu_diễn_nghệ_thuật_dân_tộc_Khmer

Lê hội Ok Om Bok gắn liền chuyện mừng trăng tạ trời đất cho mùa màng bội thu, độ trì cho sự sống con người và muôn loài bời mưa thuận gió hòa yên bình không chiến tranh thiên tai bệnh tật, với loại thức ăn được chế biến từ thành quả trên cánh đồng. Nếu bạn hình dung ngược về thời cổ xưa khi canh tác đơn giản và đời sống thuần phác gắn với cây lúa của vùng thuộc lưu vực Me Kong, nghĩ về tư duy – tín ngưỡng cổ gắn với thánh thàn trời đất cho mọi sự, càng thấm thía ý nghĩa lễ hội này, tết của mùa màng!

Cùng với Don ta, Chthơ năm thơ mây, Ok Om Bok  đi vào đời sống văn hóa tín ngưỡng vùng. Bà con dân tộc Khmer chia sẻ lễ hội văn hóa ấy với cộng đồng thành vốn văn hoa chung. Vài ngày nữa sinh khí Ok Om Bok rộn ràng vũ điệu ap sa ra, tiết tấu nhạc khmer, trò chơi dân gian còn lưu giữ được và vui chơi, văn nghệ cho cộng đồng phum sóc xóm làng, đương nhiên món cốm dẹp truyền thống được dịp xuất hiện làm đậm đà hơn ẩm thực Nam Bộ.

dua-gheJPG

Chính xác 5 ngày nữa, lễ Ok Om Bok lại về... Khi ấy các chùa Nam Tông Khmer trở thành trung tâm lễ hội, cho thấy sự hòa quyện đời sống văn hóa và vạn sự trong phum sóc xóm làng với các ngôi chùa và quý sư sãi, hài hòa, tự nhiên....

le-hoi-ok-om-bok-4-min

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Trong nước 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo

Trong nước 16:00 20/11/2024

Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.

Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị

Trong nước 09:00 20/11/2024

Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 tại chùa Bái Đính

Trong nước 18:30 18/11/2024

Tối 17/11, tại chùa Bái Đính, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024, với thông điệp “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”.

Xem thêm