Dòng truyền thừa Shangpa Kagyü và Dashang Kagyü chia sẻ tại Hội thảo Phật giáo Kim Cang thừa Quốc tế lần thứ 4
Hội thảo Quốc tế lần thứ 4 về Phật giáo Kim Cang thừa (Vajrayana) với chủ đề: “Tính thời đại của Đạo Phật” diễn ra từ ngày 01/10 – 4/10/2022 đã thu hút nhiều học giả xuất sắc của Phật giáo Kim Cang thừa đến từ 41 quốc gia cùng các nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo đến tham dự.
Ngài Tulku tái sanh Kalu Rinpoche là Đại biểu khách mời tham dự và chia sẻ tại Hội thảo lần này. Ngài sanh ngày 17/9/1990 tại Ấn Độ, trong gia đình cha là Lạt ma Gyaltsen và mẹ là Drolkar (thị giả thân cận và là cháu của đạo sư người Tây Tạng Kalu Rinpoche 1905-1989). Ngài Tulku được công nhận vào năm 1992 và chính thức nắm giữ các dòng truyền thừa bí mật Shangpa Kagyü và Dashang Kagyü vào ngày 25/2/1993.
Tiền kiếp của Ngài là Đạo sư Tây Tạng Kalu Rinpoche (1905 – 1989), sinh ra tại Trehor, Kham. Từ 13 tuổi Đạo sư Kalu Rinpoche đã tu học ở tu viện Palpung và nhập thất 3 năm theo truyền thống dưới sự hướng dẫn của Lạt ma Norbu Döndrup cũng như nhận được tất cả các trao truyền của dòng Kagyü. Năm 25 tuổi, Ngài Kalu Rinpoche ẩn tu trong núi Kham suốt 12 năm và sau đó Ngài trở về tu viện Palpung giảng dạy và trở thành Đạo sư hướng dẫn các khóa nhập thất 3 năm tại đây. Năm 1950, Đạo sư Kalu Rinpoche đến Bhutan thành lập 2 trung tâm nhập thất và trao truyền cho 300 tu sĩ ở đó. Năm 1965, Đạo sư thành lập tu viện riêng và 1 trung tâm nhập thất 3 năm ở Sonada, Ấn Độ và đến năm 1989 Đạo sư Kalu Rinpoche đã tạ thế tại đây.
Tại Hội thảo quốc tế Phật giáo Kim Cương Thừa, Ngài Tulku tái sanh Kalu Rinpoche là diễn giả đầu tiên trình bày tại phiên hội thảo thứ nhất về Niguma Yoga. Chủ đề của phiên Hội thảo là “Thực hành thân tâm trong Phật giáo Kim Cương Thừa” do Ngài Dasho Zangley Dukpa điều phối. Ngài Tulku Kalu Rinpoche nhấn mạnh, điều đầu tiên mỗi Phật tử cần phải có đó là lòng chân thành tự nhiên từ trong tâm mỗi người. Đặc biệt, lòng chân thành không thể giả tạo ở vẻ bề ngoài. Ngài truyền đạt với chất giọng truyền cảm đầy nội lực về những điều hết sức giản dị và gần gũi.
Sau bài chia sẻ tại phiên Hội thảo, vào buổi tối các ngày 1 và 2/10, Ngài Tulku Kalu Rinpoche còn chia sẻ với Đại biểu các bài thực hành Yoga của Niguma. Ngài cho biết, đây là các thực hành bổ trợ của Niguma Yoga được hướng dẫn rộng rãi mà không cần các quán đảnh tiên quyết.
Truyền thống hóa thân tái sinh là một trong những đặc điểm huyền bí nhất của Phật giáo Mật tông Tây Tạng. Theo thông tin trên trang dalailama.com: “Sự tái sinh của hóa thân là hiện tượng đến từ sự tình nguyện của cá nhân, hoặc ít nhất là cũng qua sức mạnh của nghiệp duyên, phước báu và năng lực cầu nguyện. Cá nhân người tái sanh có toàn quyền quyết định tái sanh ở đâu, ai là hậu thân của mình, bằng cách nào và với hình thức nào mà vị tái sanh sẽ được tuyên nhận. Đây là một hiện tượng có thật và tự nguyện chứ không ai có thể ép buộc”.
Truyền thống Niguma do Đạo sư Kalu Rinpoche là một trong những thành tựu được chứng ngộ bởi người có trí tuệ và giáo lý. Từ đó, hình thành dòng Shangpa Kagyu của Phật giáo Tây Tạng. Trước kia, vào thế kỷ 11, Đạo sư Kalu Rinpoche sinh ra trong một gia đình Bà La Môn ở Kashmir. Ngài truyền giáo lý Yoga của mình cho đệ tử duy nhất là Khyungpo Naljor (với điều kiện giữ bí mật và chỉ truyền cho một đệ tử duy nhất trong bảy thế hệ). Vào thế kỷ 13, sáu Yogas của Niguma, và các thực hành vật lý liên quan đã được Sangye Tonpa, người truyền thừa thế hệ thứ bảy, phổ biến rộng rãi hơn, và được hệ thống hóa thêm vào thế kỷ 17 bởi Taranatha, học giả hàng đầu và cũng là học giả của Jonang trường phái Phật giáo Tây Tạng. Các bài tập Yoga của truyền thống Niguma có lợi cho cả thể chất lẫn tinh thần, nuôi dưỡng và lưu thông năng lượng bên trong. Việc thực hành mang lại nhiều lợi ích cho thân, tâm và sức khỏe.
Bài thuyết trình của Ngài Tulku Kalu Rinpoche tại Hội thảo Quốc tế lần thứ 4 về Phật giáo Kim Cang thừa (Vajrayana) đại diện cho một kỷ nguyên mới trong việc lưu truyền Phật giáo Kim Cang thừa (trong đó một thực hành ‘bí mật’ đã từng được cung cấp cho một lượng lớn khán giả hơn bởi một người truyền thừa có kinh nghiệm như một sự hỗ trợ cho các pháp môn Mật thừa cao cấp, bao gồm Mahamudra và Dzogchen). Ngài Tulku Kalu Rinpoche giải thích, sự truyền bá rộng rãi Yoga truyền thống Tây Tạng này là vì lợi ích chung của các cá nhân và nhân loại, (theo Đức Đạt Lai Lạt Ma).
Hiện tại, Ngài Tulku Kalu Rinpoche đã hoàn thành khóa nhập thất ba năm theo truyền thống (từ năm 2004 đến năm 2008), được hỗ trợ đắc lực bởi các thực hành của chu kỳ Niguma. Ngài dạy Niguma Yoga rộng rãi khắp thế giới để nâng cao nhận thức về việc thực hành tâm linh hiệu quả và để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn
Quốc tế 09:40 13/11/2024Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...
Xem thêm