Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 10/12/2020, 08:14 AM

Đốt cháy ác nghiệp

Ngọn lửa bốc cháy thiêu rụi củi rác là hình ảnh thân thuộc của đời sống thôn dã. Ngọn lửa này đã được Thế Tôn dùng làm ảnh dụ trong rất nhiều pháp thoại của Ngài. Pháp thoại dưới dây, ngọn lửa dữ đã thiêu đốt thân tâm, đốt cháy thiện căn công đức của người thường tạo ba nghiệp thân khẩu ý bất thiện.

Bệnh tật có phải do từ kiếp trước?

Chúng ta hãy ghi nhớ và học những giáo lý của Đức Phật để tu học.

Chúng ta hãy ghi nhớ và học những giáo lý của Đức Phật để tu học.

Nhân quả - nghiệp báo luôn chính xác và công bằng. Nghiệp do mình tạo ra rồi lại quấn lấy chính mình như tổ kén. Không ai có quyền và có khả năng chi phối đời sống chúng ta ở trong hiện tại và tương lai ngoài nghiệp lực của chúng ta. Nếu làm ác thì bị ác nghiệp thiêu đốt. Nếu tạo ba nghiệp thân khẩu ý thiện lành thì lửa ác không đốt cháy được.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Có pháp đốt cháy và pháp không đốt cháy. Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông mà giảng nói. Thế nào là pháp đốt cháy? Nếu người nam hay người nữ nào, hành pháp ác bất thiện, phạm giới; thân thành tựu ác hạnh; khẩu, ý thành tựu ác hạnh; người ấy về sau, khi khốn khổ bởi tật bệnh, nằm liệt trên giường, chịu nhiều đau đớn. Lúc bấy giờ, tất cả những việc làm ác trước kia người ấy đều nhớ lại hết. Cũng như bóng núi lớn che ánh mặt trời Tây; cũng vậy, chúng sanh trước kia đã tạo ra mọi điều ác, những pháp ác bất thiện do thân, khẩu, ý nghiệp, đến lúc lâm chung, tất cả đều hiện ra, tâm sanh hối hận: ‘Than ôi! Than ôi! Vì trước kia không tu thiện, chỉ làm ác, nên sẽ đọa vào đường dữ, chịu nhiều khổ đau’. Sau khi nhớ lại rồi, tâm bị đốt cháy, tâm sanh hối hận. Khi sanh tâm hối hận nên không được chết với tâm thiện; đời sau tâm bất thiện cũng tiếp nối sanh. Đó gọi là pháp đốt cháy.

Thế nào gọi là pháp không đốt cháy? Nếu người nam hay người nữ nào thọ trì tịnh giới, tu pháp chân thật, thân thành tựu nghiệp thiện; khẩu, ý thành tựu nghiệp thiện; khi lâm chung tuy thân gặp phải khổ nạn, nằm liệt trên giường bệnh, thân thể chịu nhiều đau đớn, nhưng tâm người ấy nhớ lại pháp thiện trước kia đã tu; thân, khẩu và ý đã thành tựu thiện hạnh. Lúc bấy giờ, duyên vào những pháp thiện, người ấy nghĩ rằng: ‘Thân, khẩu, ý ta đã tạo ra thiện hạnh như vậy, không làm các điều ác, sẽ sanh về đường thiện, không đọa vào đường ác, tâm không có gì hối hận’. Do tâm không biến hối, nên mạng chung với thiện tâm, qua đời sau thiện vẫn tiếp tục. Đó gọi là pháp không đốt cháy. (…)

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1244 [trích])

Luật nhân quả theo mỗi người như hình với bóng, nghiệp báo cũng vậy.

Luật nhân quả theo mỗi người như hình với bóng, nghiệp báo cũng vậy.

Nhân quả không cố định

Nhân quả như bóng theo hình, nghiệp báo cũng vậy theo ta như hình với bóng. Không ai chạy trốn được nghiệp cho dù lên núi cao hay xuống biển sâu. Vì thế hãy tu nhân tích đức, gắng sống thiện lành, tích cực chuyển hóa ba nghiệp cho nhẹ nhàng. Nghiệp càng nặng thì ta càng đi xuống, nghiệp càng nhẹ thì ta càng đi lên; xuống là khổ đau, lên là hạnh phúc; xuống là đọa lạc trong các đường ác, lên là thăng hoa phước báo các cõi trời.

Ai rồi cũng già bệnh và phải đối diện với cái chết. Hãy nghĩ đến giai đoạn cuối nghiệt ngã này để hiểu rõ hơn về thân phận con người, về một thực trạng thống khổ, cô đơn, tuyệt vọng nhất của kiếp người. Tại thời điểm đó, ai sẽ giúp ta, ai cứu lấy ta? Không ai cả! Chỉ có nghiệp của ta hiện hữu, điều động, chi phối, dẫn dắt. Nghiệp dắt ta đi đâu trong sáu nẻo luân hồi, mỗi người hãy xem lại đời sống của mình sẽ tự khắc nhận biết. Thế nên người khôn ngoan, có trí thì ngay bây giờ hãy chuyển hóa ba nghiệp về hướng thiện lành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Có lắng mới nghe

Kiến thức 10:00 28/03/2024

Nếu ta phát triển được khả năng "Lắng" để "Nghe Sâu" thì ta sẽ trở thành nơi nương tựa cho rất nhiều người. Ta sẽ trở thành suối nguồn của bình an và thấu hiểu. Khi đó ta sẽ trở thành cánh tay nối dài của Bồ tát Quán Thế Âm, vị bồ tát của lắng nghe sâu, vị bồ tát đại từ, đại bi.

Bí quyết chữa vết thương lòng

Kiến thức 09:40 28/03/2024

Đa phần trong cuộc sống, ai ai cũng từng bị những chấn thương tâm lý, vết hằn sâu tâm lý, vết thương lòng, nhưng ít ai biết cách phải làm sao để chữa lành vết thương này cho nhanh, dù rất muốn.

Hạnh nhẫn nhục của Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 08:45 28/03/2024

Hôm nay, nhân ngày Lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm, chúng ta hãy cùng noi theo hạnh nhẫn nhục của Ngài, để có sự lợi lạc trong đời sống tu học.

Ý nghĩa và lợi ích của chú Đại Bi

Kiến thức 16:00 27/03/2024

Dù ước nguyện thế nào, yêu cầu trước tiên đối với người thọ trì chú Đại Bi là phải có niềm tin nơi chú này, cung kính và giữ gìn giới đã thọ trong sạch thì mới có thể hòa cùng tâm đại bi của Bồ-tát, mới đạt được lợi ích cao quý.

Xem thêm