Đốt vàng mã – “người âm” có nhận được không?
Tục lệ đốt vàng mã cho gia tiên dưới “suối vàng” được sử dụng có phải là cách báo hiếu đúng đắn không? Liệu người đã khuất có nhận được đồ chúng ta “gửi” hay không?
Đốt vàng mã dưới góc nhìn Phật giáo
Những ngày tháng bảy âm lịch không chỉ là khoảng thời gian gia đình được quây quần, sum họp mà còn là dịp con cháu được báo hiếu gia tiên, tiền tổ, mong muốn những người đã khuất. Vào ngày rằm tháng bảy, cả gia đình sẽ làm lễ cúng gia tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất. Trong ngày này, các gia đình sẽ làm lễ đốt vàng, với quan niệm trần sao âm vậy. Tuy nhiên tục lệ đốt vàng mã cho gia tiên dưới “suối vàng” được sử dụng có phải là cách báo hiếu đúng đắn không? Liệu người đã khuất có nhận được đồ chúng ta “gửi” hay không?
Tục đốt vàng mã xuất phát từ đâu?
Thời vua chúa xa xưa, khi nhà vua sống thì có kẻ hầu, người hạ; đến lúc vua băng hà thì hoàng hậu, cung phi, mỹ nữ, cho đến tiền của, vàng bạc, châu báu cũng phải chôn theo. Vì họ quan niệm rằng: khi sang thế giới bên kia thì vẫn làm vua và sống một cuộc đời như trên trần thế. Sau này, khi xã hội tiến bộ, văn minh hơn người ta đã nghĩ ra người giả gọi là hình nhân làm bằng giấy, đất sét, các chất bồi lên và ghi tên lên người hình nhân này để thay thế cho người sống. Họ lấy tre, nứa đan thành thỏi vàng, làm vàng bạc châu báu rồi dán giấy vàng lên. Sau đó chôn số vàng bạc giả cùng người hình nhân này theo người chết. Một thời gian sau, họ thấy chôn như vậy không phù hợp thì lại nghĩ ra cách đốt, hóa những hình ảnh tượng trưng được làm bằng giấy. Từ đó tập tục đốt hóa vàng mã đã ra đời.
Đốt vàng mã mùa Vu Lan: Hành động vô ích, tư duy tiêu cực
Đốt vàng mã có lợi ích gì cho người chết không?
Hiện nay, trong việc cúng lễ của nhiều gia đình, chúng ta thấy vừa có hình nhân thế mạng, vừa có vàng mã. Số tiền mua sắm vàng mã để đốt hóa có thể lên đến hàng trăm triệu và đa dạng các sản phẩm như: ô tô, nhà cửa, máy bay, điện thoại,…
Chúng ta sống hiếu thảo với tiên tổ, với ông bà cha mẹ là tốt. Nhưng đã là Phật tử thì chúng ta biết đốt vàng, đốt mã thực sự không có lợi ích! Chúng ta biết nó không có lợi ích nhưng do tập tục, ta đốt một tí cũng không sao. Đừng lạm dụng nó, đừng hiểu sai về nó là được. Cách để người mất nhận được hưởng lợi ích là mỗi thành viên trong gia đình nên thực hành theo lời Phật dạy trong kinh Địa Tạng: không sát sinh cúng tế sẽ được lợi ích. Trong ngày cúng rằm tháng bày mỗi gia đình nên làm mâm cơm cúng chay, làm phước, cúng dường Tam Bảo và hồi hướng cho ông bà tiên tổ thì các cụ được phước báu từ những việc làm lành thiện ấy.
Như vậy chúng ta thấy rõ mỗi cõi có một cảnh giới riêng, không phải như suy nghĩ của chúng ta là “Trần sao âm vậy”. Chúng ta muốn cúng thí cho thân nhân đã khuất của mình thì nên theo lời Phật dạy, cúng tế đồ chay tịnh, cúng dường Tam Bảo, làm các việc thiện lành, rồi nương nhờ sức từ Tam Bảo hồi hướng cho họ được thọ hưởng. Đây là việc làm lợi ích cho người mất kẻ còn sống được phúc lạc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm