Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 26/07/2022, 15:21 PM

Đức Đại Thế Chí Bồ tát khuyên người niệm Phật như thế nào?

Đức Đại Thế Chí Bồ Tát do niệm Phật mà chứng viên thông, nhẫn đến tu Bồ Tát đạo giáo hóa chúng sinh đều không rời câu niệm Phật. Chúng ta nên cố gắng noi theo Ngài.

Trong pháp hội Thủ Lăng Nghiêm, lúc Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni hỏi về nguyên do chứng nhập viên thông của Thánh chúng, đức Đại Thế Chí Bồ Tát bạch rằng: “Tôi nhớ lại hằng hà sa số kiếp về trước, Đức Siêu Nguyệt Quang Như Lai dạy cho tôi pháp “Niệm Phật Tam muội”.

Lúc Đức Phật A Di Đà còn là Chuyển Luân Thánh Vương, Ngài Quán Thế Âm là con trưởng, Ngài Đại Thế Chí là con thứ. Hai vị đại Bồ tát này hiện đang ở thế giới Cực Lạc đứng hai bên trái phải để phụ trợ cùng Đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh. Bồ tát Đại Thế Chí tu pháp môn niệm Phật chỉ một câu Phật hiệu mà nhiếp thâu “sáu căn” nên đưa đến giác ngộ. Từ niệm Phật đến khi chứng đạo phải trải qua năm mươi hai giai đoạn là thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, rồi đến đẳng giác, diệu giác, cho nên Bồ tát Đại Thế Chí cùng với năm mươi hai vị Bồ tát cũng là đại biểu năm mươi hai giai đoạn.

dai-the-chi-bo-tat 1

Theo Kinh Lăng Nghiêm, trong chương “Đại Thế Chí Bồ tát Niệm Phật Viên Thông”, Bồ tát Đại Thế Chí nói: “Ta nhớ lại trong vô lượng kiếp trước, có Phật ra đời tên là Vô Lượng Quang, Vô Biên Quang, Vô Ngại Quang Phật, Diệm Vương Quang Phật, Thanh Tịnh Quang Phật, Hoan Hỷ Quang Phật, Trí Huệ Quang Phật, Bất Đoạn Quang Phật, Nan Tư Quang Phật, Vô Xưng Quang Phật, Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật. Trong kiếp đầu tiếp nối mười hai vị Phật ra đời, vị Phật sau cùng là Phật Siêu Nhật Nguyệt Quang, dạy tôi niệm Phật, tôi nhập vào chính định, nên gọi là niệm Phật tam muội”.

Nếu như hai người cùng nhau nhớ niệm chẳng buông lơi, chẳng thất niệm thì sẽ theo nhau như bóng với hình, không bao giờ rời xa được. Còn nếu một người nhớ mãi còn người kia cứ quên thì dầu gặp nhau cũng thành không gặp, dầu thấy nhau cũng như không thấy.

Chư Phật thương nhớ chúng sinh như mẹ nhớ con. Nếu con cứ trốn lánh, thời mẹ dầu có nhớ cũng không làm sao được. Nếu con cũng nhớ mẹ, như mẹ nhớ con, thời mẹ con đời đời không xa nhau.

Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật niệm Phật thời hiện tiền cùng đương lai quyết định thấy Phật, gần kề bên Phật, không cần tu trì phương pháp chi khác mà tự đặng minh tâm kiến tính. Như người ướp hương, thân có mùi hương, đây gọi là “Hương quang trang nghiêm”. Ngày trước lúc tôi tu nhân, do tâm niệm Phật mà được chứng nhập Vô sinh nhẫn. Nay ở thế giới này, nhiếp người niệm Phật về Tịnh Độ.

Đức Thế Tôn gạn viên thông, cứ nơi tôi, thời đều nhiếp cả sáu căn tịnh niệm nối luôn, đặng thành chính định đây là đệ nhất”.

(Thuật theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

Lời bàn:

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Do lòng đại bi muốn cứu vớt tất cả chúng sinh mà có Bồ đề tâm, do Bồ đề tâm mà thành Chính giác”. Gốc từ lòng “Đại bi” mà thành Phật, nên tấm lòng của Phật, không bao giờ rời ta và tất cả chúng sinh. Nếu ta chuyên chí muốn được gặp Phật mà tưởng Phật và niệm Phật luôn luôn, tất sẽ được thấy Phật, sẽ được gần Phật.

Như lời Bồ Tát Đại Thế Chí dạy: Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật niệm Phật, thời hiện tiền cùng đương lai quyết định thấy Phật gần Phật. “Hiện tiền”... là hiện tại do tâm niệm Phật thuần thục mà được tương ưng với Phật, nên trong lúc tâm tịnh được thấy Phật hiện đến, hoặc thần du Tịnh Độ lễ Phật.

“Đương lai”... là đời sau sinh về Tịnh Độ ở gần bên Phật. Thấy Phật, nghe lời Phật dạy, tự nhiên trí tuệ sáng thông, thấu suốt bản tâm, chứng nhập Vô sinh nhẫn. Người chí tâm niệm Phật, dầu chưa thành Phật mà đã có công đức của Phật. Người đời dùng những thứ hương thơm để bôi lên thân thể cho thơm, người niệm Phật thì dùng câu Phật hiệu xông lên mảnh đất tâm của mình để tương ưng với pháp thân và trí tuệ của Phật, cho tính giác nơi tự tâm hiển lộ Phật tính. Vì thế nên Bồ tát nói “Hương quang trang nghiêm”.

Bồ Tát dạy: “Phật thương nhớ chúng sinh như mẹ nhớ con”. Chúng ta nên thiết tha nhớ Phật và chí tâm niệm Phật, chớ nỡ phụ lòng nhớ thương của Phật! Nếu như tất cả chúng sinh trong tâm lúc nào cũng nghĩ đến Phật, nhớ đến Phật, dù bây giờ chẳng thấy Phật, nhưng tương lai nhất định cũng gặp Phật. Bởi vì chúng ta cách Phật quá xa, mà không niệm Phật thì càng xa cách hơn nữa. Khi tâm hành giả và tâm Phật tương ứng thì trí tuệ phát sinh, sẽ được giải thoát tự tại!

(Nguồn: Trích ấn phẩm “Đường về Cực Lạc”

HT. Thích Trí Tịnh

NXB Tôn giáo, 2010)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lễ nghi căn bản khi vào tự viện 

Kiến thức 23:12 28/03/2024

Người Việt Nam ta có thói quen vào các ngày: rằm, mùng một, ngày vía, tết nguyên đán...Dù không phải là Phật tử, đôi khi cũng tìm đến chùa lễ bái chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, phát nguyện tu nhân tích đức, gieo duyên lành vào thửa ruộng Tam Bảo.

Đức tướng Tăng Ni 

Kiến thức 22:53 28/03/2024

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Xem thêm