Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 05/11/2017, 06:10 AM

Đức Đạt Lai Lạt Ma chúc mừng ICAN được trao tặng giải Nobel hòa bình

Khôi nguyên Nobel hòa bình, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma đã gửi lời chúc mừng đến tổ chức Chiến dịch Quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (International Campaign to Abolish Nuclear Weapons - ICAN) tại Geneva, đã được trao giải Nobel hòa bình hôm thứ Sáu, năm 2017. Ngài ca ngợi những nỗ lực bền vững của tổ chức khi quyết tâm giải trừ vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.

Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân, một nhóm giải trừ vũ khí hạt nhân đã giành giải Nobel hòa bình cho chiến dịch kéo dài suốt một thập kỷ để xóa bỏ bom nguyên tử trên thế giới.
Beatrice Fihn (phải), Giám đốc điều hành ICAN và Daniel Hogsta, điều phối viên, chúc mừng sau khi đoạt giải Nobel hòa bình, 06/10/2017.
Hơn 70 năm kể từ khi bom nguyên tử được sử dụng tại các thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, Ủy ban Nobel đã tìm cách làm nổi bật những nỗ lực không ngừng của tổ chức chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân.
Tổ chức ICAN là một liên minh các tổ chức phi chính phủ ở hơn 100 quốc gia. Ảnh: ICAN
Theo trang web chính thức của đức Đạt Lai Lạt Ma: “Trong thời điểm có nhiều biến động lớn đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, công việc của tổ chức ICAN là việc làm cực kỳ cấp bách. Do đó, Ủy ban Nobel hòa bình công nhận những nỗ lực của ICAN là điều hoàn toàn phù hợp. Tôi cầu nguyện các bên sẽ luôn nỗ lực phối hợp và mạnh mẽ hơn nữa để đạt được một thế giới phi vũ khí hạt nhân”.

Trong một thông báo tại Oslo, Na Uy hôm thứ Sáu, ngày 06/10/2017, Ủy ban Nobel đã trích dẫn vai trò của ICAN trong việc thúc đẩy việc cấm sử dụng vũ khí hạt nhân toàn cầu thông qua Hiệp ước về việc ngăn cấm vũ khí hạt nhân, được Liên Hợp Quốc thông qua vào tháng 07 năm nay, một cuộc bỏ phiếu với kết quả 122-1 và một quốc gia bỏ phiếu phản đối.

Bà Beatrice Fihn, Giám đốc Điều hành ICAN nói với các phóng viên rằng: “Trong thời đại hiện nay trên khắp thế giới, lệnh cấm vũ khí hạt nhân là tối cần thiết. Hiệp ước này sẽ tạo áp lực cho các tiểu bang nếu họ vẫn còn biện minh cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân”.

Dưới đây là một số điều cần biết về người chiến thắng Giải Nobel Hòa bình năm nay:

Trong một giải pháp mang tính bước ngoặt, 123 quốc gia đã bỏ phiếu để nhất trí bắt đầu một cuộc đàm phán về “một văn kiện ràng buộc pháp lý để cấm vũ khí hạt nhân”, Ủy ban thứ nhất của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 10 năm 2016.

Hiệp ước toàn cầu này đã được phê chuẩn tại New York vào ngày 07/07/2017. Tuy nhiên, thỏa thuận này không bao gồm các quốc gia có trang bị vũ khí hạt nhân như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp.

Vào tháng 07/2017, một Hội nghị của Liên Hợp Quốc đã thông qua Hiệp ước về việc ngăn cấm vũ khí hạt nhân. Liên Hợp Quốc cho biết đây là “Công cụ ràng buộc pháp lý đa phương đầu tiên, để giải trừ vũ khí hạt nhân đã được đàm phán trong vòng 20 năm”.

Hiệp ước mở ra để ký kết trong Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hàng năm vào tháng trước. Tính đến ngày 20/09/2017, 50 tiểu bang đã ký kết hiệp định, trong bất kỳ trường hợp nào cũng cấm việc sử dụng, phát triển, thử nghiệm hoặc tàng trữ vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, một số cường quốc hạt nhân trên thế giới vẫn chưa ký kết hiệp định, bao gồm Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc. Điều đáng nói là Iran đã bị Chính phủ Hoa Kỳ buộc tội theo đuổi một chương trình hạt nhân, đã ký hiệp định.

Tổ chức ICAN lập luận rằng: Bất kỳ trường hợp nào sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến các hậu quả thảm khốc. Do đó loại trừ chúng là cách duy nhất để ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tổ chức ICAN này chỉ ra rằng, với sức mạnh đã được thêm vào các vũ khí này, “một đầu đạn hạt nhân, nếu nổ ở một thành phố lớn, có thể giết hàng triệu người và những ảnh hưởng vẫn tồn tại trong nhiều thập niên sau đó”.

Ngày nay, tổ chức ICAN có ngân sách hàng năm khoảng 01 triệu đô la Mỹ và được tài trợ bởi các khoản đóng góp tư nhân, cũng như Liên minh châu Âu, và các quốc gia bao gồm Na Uy, Thụy Sĩ, Đức và Vatican… 

Tuy nhiên, trong khi tổ chức ICAN có thể không có nhiều nguồn lực, thì lại có nhiều nhà tiên phong nổi tiếng và mạnh mẽ của thế giới. Những người Holines của đức Đạt Lai Lạt Ma, Yoko Ono và Desmond Tutu là những người ủng hộ sứ mệnh của tổ chức trên trang web của mình.

Nam diễn viên và nhà hoạt động Martin Sheen đã gợi ý trong câu trích dẫn của ông rằng: “Nếu vĩ nhân Mahātmā Gāndhī (1869 - 1948 ) và Thánh tử đạo Martin Luther King, Jr (1929 - 1968) vẫn còn sống đến ngày hôm nay, họ sẽ là một phần của tổ chức ICAN”.
 Bà Reiss-Andersen, Chủ tịch Ủy ban Nobel, giải Nobel hòa bình được công bố tại cuộc họp báo tổ chức ở Oslo, Na Uy. Ảnh: ICAN
Bà Berit Reiss-Andersen, Chủ tịch Ủy ban Nobel nói rằng: “Giải thưởng được trao do "những nỗ lực mới nhằm đạt được một hiệp định cấm" đối với vũ khí hạt nhân. Chúng ta đang sống trong một thế giới, nơi mối hiểm họa từ vũ khí hạt nhân được đưa ra lớn hơn nhiều so với thời gian dài trước đây".

Bà cũng đề cập tới vấn đề Bắc Hàn và kêu gọi các quốc gia có vũ khí hạt nhân hãy tiến hành đàm phán để dần xóa bỏ loại vũ khí này.

Nhóm chống lại vũ khí hạt nhân là liên minh gồm 468 tổ chức đến từ 101 quốc gia và được thành lập vào năm 2007 với mục đích hợp tác, đoàn kết để truyền truyền và nâng cao nhận thức tới tất cả mọi người về hậu quả thảm khốc của việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào. Điểm nhấn của tổ chức là cuộc vận động thành công Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (TPNW), đã được thông qua tại Liên Hiệp Quốc bằng một cuộc bỏ phiếu 122-1 vào tháng 7 năm nay. 

Vân Tuyền (Nguồn: The Tibet Post International)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Quốc tế 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Xem thêm