Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/04/2017, 13:01 PM

Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Tawang, Ấn Độ

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có chuyến đi đến Tawang, nằm ở phía Tây Bắc của tiểu bang Arunachal Pradesh thuộc vùng Đông Bắc Ấn Độ.

 Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫy tay chào chư tăng và phật tử tại tu viện ở Dirang, bang Arunachal Pradesh
Tawang nằm sát ngay biên giới của Bhutan, giữa rặng Hy Mã Lạp Sơn, là một vùng cao nguyên với độ cao 3400m so với mặt nước biển. Tawang là nơi sùng bái thiêng liêng và cũng là quê hương của Ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 Tsangyang Gyatso (1683–1706), mọi người hành hương về đây để tưởng nhớ đến thời thơ ấu của ngài. Nơi đây có một hòn đá mang dấu chân mờ nhạt được cho là của ngài được trưng bày.

Nơi đây còn là địa điểm diễn ra một trong những buổi lễ lớn của Phật giáo, như lễ “Sebang” có đến 21 vị tăng sĩ Phật giáo tuần tự đi đảnh lễ từ Tu viện Tawang đến Tu viện Yid-Gha-Choszin. Tawang là quê hương của người Monpa, người thực hành Phật giáo Tây Tạng, 316 dặm về phía Bắc. Mặc dù dân số của thị trấn chỉ khoảng 11.000 người, nhưng các quan chức cho biết họ hy vọng có khoảng 60.000 người tụ tập về đây để bái kiến đức Đạt Lai Lạt Ma tại tu viện Tawang vào cuối tuần này. Có lẽ đây là chuyến đi cuối cùng của ngài khi tuổi đã ngoài 80.

Những cơn mưa dữ dội đã làm hỏng chiếc phi cơ nhỏ chở ngài bay vào thung lũng. Để tiếp tục cuộc hành trình, ngài đã phải đi bộ mỗi ngày từ 7-8 tiếng đồng hồ trên những con đường ngoằn ngoèo để đến với những người dân làng đang tha thiết được gặp ngài.

Lobsang Khum, thư ký của tu viện nói: “Chúng tôi đã chuẩn bị trong hai tháng qua. Mọi người  đều muốn được nhìn thấy tôn nhan và kính lễ đức Đạt Lai Lạt Ma, nhận được sự chúc phúc cát tường của ngài”.


Khi đức Đạt Lai Lạt Ma đến gần địa điểm linh thiêng của huyện Tawang, bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ, Trung Quốc luôn tìm cách ngăn cản bằng cách cảnh báo Ấn Độ và phản đối việc ngài đến vùng biên cương này. Ngày 06/04/2017, trước một ngày khi đức Đạt Lai Lạt Ma dự kiến sẽ đến huyện Tawang, tờ China Daily viết rằng: “Bắc Kinh sẽ không ngần ngại phản đối” nếu nhà cầm quyền Ấn Độ cho phép đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục đến vùng biên cương này.

Brahma Chellaney, Giáo sư Ngành nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi và nghiên cứu viên tại Học viện Robert Bosch ở Berlin nói: “Vị ấy là một Lạt Lai Lạt Ma trí tuệ. Ngài đến thăm Tawang, bang Arunachal Pradesh không phải vì mục đích chính trị”.

Chuyến viếng thăm huyện Tawang, một pháo đài của Phật giáo Tây Tạng là nơi sinh của một vị Đạt Lai Lạt Ma trước đó (ngài là một chuyên gia về Bắc Kinh), điều này khẳng định rằng khu vực này nên là một phần của Trung Quốc. Ngài củng cố nguồn gốc sâu xa của giáo phái trong dân chúng, có thể đặt nền móng cho việc tái lai ở đó.

Các học giả đã đặt ra câu hỏi về người kế nhiệm Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và liệu người kế nhiệm đó, điển hình là một đứa trẻ được xác định là hóa thân kế tiếp của đức Đạt Lai Lạt Ma, sẽ sống trong hoặc ngoài khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc.

Ông Sang Phuntsok, Phó Bí thư của Tawang nói: “Đây là giấc mơ của nhiều người nơi đây, rằng đức Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp sẽ tái sinh ở Tawang”. 

Trong quá khứ, các vị Thánh tăng Phật giáo đã để lại những khải tượng và những lời tiên tri để chỉ ra dấu hiệu tái sinh của các ngài trong hình hài của một đứa trẻ, trước khi các vị Đạt Lai Lạt Ma viên tịch. Sau khi xác định được một đứa trẻ, họ thực hiện các bài kiểm tra để xác nhận rằng ngài là vị Đạt Lai Lạt Ma tái sinh, chẳng hạn như yêu cầu ngài chọn các đồ vật thuộc người tiền nhiệm của mình.

Nhưng phương pháp đó sẽ khiến Phật giáo Tây Tạng không có một nhà lãnh đạo trong ít nhất một năm, cho phép Trung Quốc xác định và thúc đẩy ứng cử viên của mình. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ám chỉ rằng ngài có thể thay thế cho một quá trình lựa chọn không liên bang, chọn một đứa trẻ hoặc một người trưởng thành để kế nhiệm khi ngài vẫn còn tại thế.

Vân Tuyền (Nguồn: The New York Times)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn

Quốc tế 09:40 13/11/2024

Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...

Xem thêm