Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 23/11/2020, 07:30 AM

Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi hành động trước khí hậu

Tất cả các quốc gia trên thế giới cần khẩn trương liên kết hành động để ứng phó với khủng hoảng khí hậu toàn cầu và kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới, hãy hành động khẩn cấp với các biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu.

Với chủ đề “Nhận diện biến đổi khí hậu trong sự bình đẳng kinh tế và môi trường sống”, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khẳng định một lần nữa rằng tất cả các quốc gia trên thế giới cần khẩn trương liên kết hành động để ứng phó với khủng hoảng khí hậu toàn cầu và kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới, hãy hành động khẩn cấp với các biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu, cảnh báo về các loài và hệ sinh thái đang biến mất nhanh chóng khỏi Trái Đất, với hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người và hủy hoại hành tinh

Biến đổi khí hậu toàn cầu, các dự án công nghiệp như khai thác mỏ, xây đập và nạn phá rừng, đang dẫn đến việc sông băng ở cao nguyên Tây Tạng tan chảy với tốc độ nhanh hơn, khiến cho trái đất càng thêm nóng nhanh hơn nữa.

Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: 'Cầu nguyện thôi chưa đủ'

“Tôi luôn khuyến khích chúng ta nhìn nhận toàn thể 7 tỷ người trên quả đất này là ‘một cộng đồng nhất thể’. Và trong tương lai, chúng ta cũng phải tư duy trên nền tảng lợi ích chung của con người trên hành tinh này, chứ không phải hành động bởi sự dẫn dắt của ý niệm ‘đất nước tôi, dân tộc tôi’ hay ‘nhóm tôn giáo của tôi’. Xuyên suốt trong lịch sử, con người đã vận hành cuộc sống dựa trên quyền lợi quốc gia, tôn giáo riêng lẻ… Chính điều này tạo ra nhiều vấn đề trong xã hội”.

Thêm vào đó, ngài cũng nói rõ “sự vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân là lối tư duy thiển cận dẫn đến những hành động ích kỷ”. Mỗi người cần nhận thức rằng, tương lai của thế giới phụ thuộc vào từng cá thể đang cùng hít thở một bầu không khí này. Và đã đến lúc mọi người nghĩ, làm vì lợi ích chung của tất cả.

Đức Đạt Lai Lạt Ma  4

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Người có nụ cười 'bất hủ' và rất thích 'kéo' râu người khác

Theo khảo sát của các nhà khoa học, mức độ tập trung khí CO2 trong năm 2020 được ghi nhận ở mức trung bình cao nhất từ trước đến nay. Và hành tinh của chúng ta đã trải qua đỉnh nhiệt độ cao thứ hai lịch sử vào năm 2019. Quả đất đang nóng dần lên, những hệ lụy thời tiết như: các đợt không khí nóng, lốc xoáy, cháy rừng, hạn hán và ngập lụt ngày càng nghiêm trọng hơn. Sự khô cạn dần của các con sông lớn làm suy kiệt đa dạng sinh thái, nguồn thực phẩm, công ăn việc làm, giao thông và thương mại đường sông tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Nói về các đe dọa môi trường, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng lưu ý nguy cơ hàng tỷ con người sẽ phải đối mặt do “dấu chân” của biến đổi khí hậu tại vùng Hy Mã Lạp Sơn và cao nguyên Tây Tạng - nơi được xem là “cực thứ ba” của thế giới (bên cạnh Nam và Bắc cực), với các dòng sông băng, các tầng đất băng vĩnh cửu chứa trữ lượng nước sạch lớn của thế giới, nuôi dưỡng dòng chảy của 10 hệ thống sông ngòi lớn nhất ở châu Á. Theo thống kê, hơn một nửa dân số thế giới đang sống ở lưu vực những con sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma  2

Triết lý sống bình dị của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tây Tạng nằm ở khu vực nối liền giữa vùng Tây Nam và vùng Tây Bắc của Việt Nam, là bộ phận chủ thể của cao nguyên Thanh Tạng, là khu vực cao nhất thế giới so với mực nước biển, đã từng được mệnh danh là "nóc nhà của thế giới", là nguồn cung cấp nước quan trọng cho một số quốc gia như Trung Quốc (sông Dương Tử), Ấn Độ (sông Brahmaputra) và Pakistan (sông Indus),… Tuy vậy, lượng băng tuyết ở đây ngày một ít dần; và tại Dharamsala, thực trạng tương tự cũng đang diễn ra. Tây Tạng nằm trên cao nguyên Tây Tạng khu vực cao nhất thế giới. Phần lớn dãy Himalaya nằm trong địa phận Tây Tạng. Điểm cao nhất của dãy núi này là Everest, nằm trên biên giới với Nepal. Cao nguyên Tây Tạng có trữ lượng băng nước lớn thứ ba trên thế giới và là nguồn của nhiều con sông ở châu Á. Khí hậu Tây Tạng cũng tạo ra và điều hòa mưa gió mùa trên khắp châu Á.

Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang diễn biến nghiêm trọng và không còn là ý niệm mang tính trừu tượng. Với sự nóng lên toàn cầu, một số nơi ngập úng do mưa; trong khi các nơi khác lại khô cằn. Người dân khắp nơi trên thế giới đang phải gánh chịu vấn nạn môi trường này; đặc biệt là khu vực châu Phi, Ấn Độ và Trung Quốc - Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ.

Cuộc đàm phán tăng cường về khí hậu của Liên hợp quốc 2021 (COP26 UN) đã được khởi động cho năm 2021 ở Glasgow, Vương quốc Anh để giúp các nhà đàm phán bắt kịp xu hướng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, các nhà lãnh đạo thế giới đặt nhiều kỳ vọng, và muốn họ hành động theo Thỏa thuận Pari về chống biến đổi khí hậu.

Đức Đạt Lai Lạt Ma rất ủng hộ việc trồng cây, phủ xanh quy mô lớn để giúp cải thiện biến đổi khí hậu.

Đức Đạt Lai Lạt Ma rất ủng hộ việc trồng cây, phủ xanh quy mô lớn để giúp cải thiện biến đổi khí hậu.

Thông điệp đặc biệt từ Đức Đạt Lai Lạt Ma về đại dịch coronavirus

Kết thúc phiên làm việc, các đại diện lãnh đạo nhóm G7 và chuyên gia cũng chỉ rõ nhu cầu cấp thiết của hành động liên kết toàn cầu trong nhận diện và giải quyết các bất bình đẳng về an toàn tài chính, y tế - biểu hiện rõ rệt thông qua biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới hiện nay.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hội An ra mắt mô hình "Ngày chủ nhật xanh" tại cơ sở tôn giáo

Môi trường 19:21 01/11/2024

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hội An vừa phối hợp với tịnh xá Ngọc Cẩm, Công ty Qna Green tổ chức ra mắt mô hình “Ngày chủ nhật xanh”.

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố

Môi trường 14:27 31/10/2024

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Bão Trà Mi mạnh lên cấp 11, gây mưa ở miền Trung từ chiều nay

Môi trường 09:50 26/10/2024

Sáng nay, bão Trà Mi ở vùng biển phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, mạnh cấp 11 (117 km/h), bắt đầu gây mưa cho khu vực Quảng Bình - Quảng Ngãi từ chiều nay.

Cập nhật đến chiều 25/10: Bão Trà Mi giảm 4 cấp, bị đẩy xuống phía Nam

Môi trường 16:09 25/10/2024

Theo nhận định của chuyên gia, khi di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa, bão số 6 (bão Trà Mi) sẽ gặp không khí lạnh và suy yếu nhanh xuống cấp 7 - cấp 8.

Xem thêm