Cuộc hội thoại giữa nhị vị Khôi nguyên Nobel Hòa bình lần thứ 6 đã diễn ra tại ITC MArya, New Dlhi, và lần đầu tiên kể từ khi cựu Tổng thống Obama rời khỏi Tòa Bạch ốc vào tháng Giêng năm 2017. Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Obama đang trong chuyến viếng thăm vòng quanh thế giới với thời gian 5 ngày, bao gồm cả các điểm dừng ở Trung Quốc và Pháp.
|
Đức Đạt Lai Lạt Ma trao đổi với cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại ITC MArya ở New Delhi vào ngày 1/12/2017 |
Trả lời báo chí tại sân bay Gaggal về những câu hỏi liên quan đến cuộc hội thoại giữa nhị vị Khôi nguyên Nobel hòa bình, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Obama, đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng buổi diện kiến với Obama là “Rất tốt, tôi nghĩ chúng ta thực sự là hai người bạn hữu đáng tin cậy. Tôi đã đề cập đến ông rằng bây giờ đã có thời gian để chúng ta phát huy ý thức thống nhất giữa bảy tỷ người cùng chung sống trong mái ấm đại gia đình trên hành tinh này. Thật buồn khi thấy có rất nhiều sự khác biệt giữa mọi người”.
Trong cuộc phỏng vấn độc lập với các phương tiện truyền thông của DIIR, Cư sĩ Kasur Tempa Tsering, Điều phối viên Ấn Độ và Đông Á, một đại diện của văn phòng của đức Đạt Lai Lạt Ma, nói với Bộ Thông tin và quan hệ quốc tế rằng cuộc họp kéo dài 45 phút này bao gồm một cuộc thảo luận về "thúc đẩy hòa bình trong thế giới ngày nay bị xáo trộn bởi xung đột và bạo lực". Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng về cơ bản con người bi mẫn trong tự nhiên, nhưng đó là loại hình giáo dục được truyền đạt làm cho sự nhị phân giữa bạn và tôi, và thấm nhuần ý thức ích kỷ và tự chủ. Cả hai nhà bình luận hòa bình đều thảo luận về tương lai mà họ hình dung cho thế giới.
Theo bản báo cáo, Cư sĩ Kasur Tempa Tsering nói: “Đối với Obama, đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, Ngài không chỉ là một cựu Tổng thống Hoa Kỳ mà còn là một vị Khôi nguyên Nobel hòa bình, ngài còn trẻ và ngài có thể làm được rất nhiều điều, chúng ta nên đáp ứng nguyện vọng của chúng ta đối với hòa bình thế giới. Có lẽ thế hệ của chúng tôi sẽ không nhìn thấy kết quả, nhưng thế hệ của ngài chắc chắn sẽ nhìn thấy kết quả”.
Đức Đạt Lai Lạt ma cũng bày tỏ rằng đã có hai cuộc gặp gỡ của những người đoạt giải Nobel hòa bình, nhưng có rất ích hành động và nhiều từ ngữ trên giấy. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với Obama rằng các ứng cử viên nên đáp ứng để thay đổi những những đổi thay trong tương lai gần.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nói rằng, kể từ khi Ngài có trụ sở tại Ấn Độ, Ngài cam kết khôi phục lại những tư tưởng Ấn Độ cổ đại để cổ vũ giá trị hòa bình và từ bi.
Trước đây, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Obama đã mô tả đức Đạt Lai Lạt Ma như một người bạn cao cả và tán thán sự cam kết tuyệt vời của Ngài đối với hòa bình và bất bạo động.
Theo Cục Quản lý Trung tâm Tây Tạng, trong nhiệm kỳ 8 năm của mình, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Obama đã hội kiến đức Đạt Lai Lạt Ma bốn lần tại Tòa Bạch ốc: 18/02/2010, 16/07/2011, 21/02/2014 và 15/06/2016. Hai lần gặp nhau lần đầu tiên vào tháng 09/2005, với tư cách là Thượng Nghị sĩ của Thượng viện Hoa Kỳ.
Đức Đạt Lai Lạt ma đã chính thức nghỉ hưu trong vai trò chính trị Chính phủ Tây Tạng lưu vong từ năm 2011, nhưng vẫn là người lãnh đạo tinh thần nhân dân và Phật giáo Tây Tạng, và bị Chính phủ Trung Quốc chống đối.
Trong các cuộc hội kiến giữa cựu Tổng thống Hoa Kỳ Obama trước đây đã làm phẫn nộ Trung Quốc, Hoa Kỳ đã không ủng hộ Tây Tạng độc lập, hoặc xem đức Đạt Lai Lạt Ma là vị lãnh tụ quốc gia. Thay vào đó, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Obama ủng hộ một số người Tây Tạng tôn vinh đức Đạt Lai Lạt Ma là “Người Trung gian” giữ gìn di sản văn hóa và tôn giáo của quốc gia Tây Tạng trong khi duy trì nguyên tắc chính trị của Trung Quốc.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ủng hộ một sự sắp xếp như vậy, nhiều lần nhấn mạnh rằng Ngài không phải là “người theo chủ nghĩa ly khai” mặc dù bị Trung Quốc cáo buộc như thế.
Người biên tập bản tin đã không thể tiếp cận được với người Phát ngôn của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Obama để bình luận về cuộc họp.
Trong loạt các cuộc hội kiến, cựu Tổng thống Hoa Kỳ đã nhiều lần nhấn mạnh sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với “Chính sách tiếp cận con đường Trung đạo” của Trung ương Tây Tạng. Trong một Thông cáo Báo chí do Tòa Bạch ốc đưa ra vào năm 2016, Tổng thống Hoa Kỳ Obama tuyên bố ủng hộ phương pháp “Tiếp cận con đường Trung đạo” của đức Đạt Lai Lạt Ma và duy trì truyền thống tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ duy nhất của Tây Tạng, và bảo vệ quyền con người bên trong Tây Tạng thuộc địa Trung Quốc.
Trước khi đến Ấn Độ, tại Bắc Kinh, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Obama đã gặp Chủ tịch Tập Cận Bình hôm thứ Tư, ngày 29/11/2017. Tại quê hương đức Phật, Ấn Độ, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Obama đã phát biểu tại một cuộc họp lãnh đạo tại New Delhi, và gặp gỡ với Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi.
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Obama đã tổ chức cuộc họp tại thị trấn cho những người trẻ tuổi, do tổ chức của ông thực hiện. Hiện ông đang trên hành trình viếng thăm các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ và Pháp.
Vân Tuyền (Nguồn: Tibet Bureau)