Đức Pháp chủ và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh
Ngày 18-3 (27-2-Quý Mão), Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN cùng chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh đã quang lâm chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức, TP.HCM) dâng hương tưởng niệm năm thứ 9 Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch.
Tháp tùng Đức Pháp chủ có chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh: Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh, Phó Pháp chủ; Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Niệm, Phó Thư ký; chư vị Ủy viên Thường trực: Trưởng lão Hòa thượng Giác Tường, Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Tín, Hòa thượng Thích Minh Thông; cùng vị Trưởng lão Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN.
Trước hương án Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, nguyên Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, chư tôn Trưởng lão đã niêm hương, đồng tụng Tứ hoằng thệ nguyện, chúc tán vị Cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, vị giáo phẩm có công hạnh lớn lao trong việc thành lập và phát triển Giáo hội.
Tiếp đó, Đức Pháp chủ cùng chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh đã hữu nhiễu bảo tháp Phù Thi trong khuôn viên chùa Vạn Đức, nơi lưu giữ thân tứ đại của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh.
Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, thế danh Nguyễn Văn Bình, sinh năm Đinh Tỵ (1917), tại làng Mỹ Luông, quận Cái Tàu Thượng, tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp). Ngài là con thứ bảy trong một gia đình trung nông kính tin Tam bảo.
Năm 1937, ngài lên núi Cấm, đến chùa Vạn Linh, cầu Hòa thượng trụ trì pháp húy Hồng Xứng thế độ xuất gia, được ban pháp húy là Nhựt Bình, hiệu Thiện Chánh, nối dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 41.
Sau khi xuất gia, ngài đã đi tham học Phật pháp với chư sơn thiền đức ở trong và ngoài tỉnh, nghiên cứu tài liệu, tham học tại chùa Bích Liên, Liên Tôn (Bình Định). Năm 1940, ngài tiếp tục ra Huế theo học tại các Phật học đường Tây Thiên, Báo Quốc.
Năm 1941, Đại lão Hòa thượng đăng đàn thọ Sa-di giới tại chùa Quốc Ân ở kinh đô Thuận Hoá (Huế) và được Sư cụ Trí Độ đặt pháp hiệu Trí Tịnh. Đến năm 1945, ngài đăng đàn thọ Tỳ-kheo và Bồ-tát giới tại chùa Long An (Sa Đéc).
Mùa xuân năm 1980, khi nước nhà đã hoàn toàn độc lập, giang sơn nối liền một dải, theo thuận duyên của thời cuộc, Ban Vận động Thống nhất Phật giáo ra đời, với mục tiêu thống nhất Phật giáo Việt Nam thành một tổ chức chung nhất từ Bắc chí Nam.
Sang năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh được suy tôn ngôi vị Thành viên Hội đồng Chứng minh, suy cử cương vị Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự T.Ư.
Năm 1984, sau khi Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN viên tịch vào tháng 4-1984, Đại lão Hòa thượng được suy cử Quyền Chủ tịch Hội đồng Trị sự, rồi Chủ tịch Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ II và những nhiệm kỳ tiếp theo cho đến ngày về cõi Phật.Trong công tác giáo dục, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh đã góp phần vào việc thành lập và giảng dạy tại các Phật học đường miền Nam Việt Nam, từ Phật học đường Phật Quang, Liên Hải, Phật học đường Nam Việt, Phật học viện Huệ Nghiêm, Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm, Đại học Vạn Hạnh.
Đặc biệt, trong lĩnh vực phiên dịch và trước tác, ngài được biết đến là một đại dịch giả đã để lại nhiều bản dịch kinh điển, các tác phẩm có giá trị được nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam tụng đọc, nghiên cứu, tham học.
Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là một bậc cao Tăng với phẩm hạnh và sở học cao thâm, một hành giả Tịnh độ mẫu mực, nhà lãnh đạo, bậc thầy trong lĩnh vực giáo dục, là nhà giáo dục mô phạm của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, làm khuôn mẫu để Tăng Ni, Phật tử Việt Nam nhiều thế hệ kính ngưỡng, noi theo.
9g 15 sáng 28-3-2014 (28-2-Giáp Ngọ) tại chùa Vạn Đức, nơi trú xứ mà Đại lão Hòa thượng đã khai sáng và gắn bó phần lớn cuộc đời tu hành, ngài thu thần viên tịch sau 98 năm trụ thế, hạ lạp: 69 năm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Trong nước 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Xem thêm