Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 22/03/2023, 10:55 AM

Đức Phật chỉ ra sáu tai họa của người đam mê rượu chè

Điều phi đạo thứ ba là đam mê rượu chè. Rượu chè ngày nay chính là các chất gây say nghiện, chủ yếu là rượu bia. Thực tế thì rượu bia không có lỗi, thậm chí là có ích nhưng đam mê và sa đà vào chúng dẫn đến say nghiện mới là tai họa, tội lỗi.

"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Nhiêu-hà-mô (rừng Trúc, chỗ nuôi sóc). Bấy giờ, trong thành Vương-xá có con của vị Cư sĩ tên là Thiện Sanh. Khi người cha sắp lâm chung, nhân sáu phương mà trối trăng, khéo dạy khéo quở rằng:

- Này Thiện Sanh! Sau khi cha mất, con phải chắp tay mà lạy sáu phương rằng: ‘Ở phương Đông, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, phương Trên, phương Dưới, nếu có chúng sanh nào thì tôi hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đã hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi’.

Đức Phật dạy:

- Này con trai Cư sĩ, kẻ mong cầu của cải nên biết sáu điều phi đạo. Sáu điều đó là gì? … Ba là đam mê rượu chè mà mong cầu tài vật là phi pháp.

- Này con của vị Cư sĩ, với người đam mê rượu chè, nên biết có sáu món tai họa. Sáu món đó là gì? Một là tài sản hiện tại bị tổn thất. Hai là thân bị nhiều bệnh hoạn. Ba là đấu tranh càng tăng trưởng. Bốn là để lộ chỗ kín. Năm là tổn thất danh tiếng. Sáu là mất trí, thành ngu. Này con của vị Cư sĩ, người đam mê rượu thì việc làm không kinh doanh được. Việc làm không kinh doanh được thì công nghiệp không thành. Tài vật chưa có được thì không thể có. Tài vật đã có sẵn thì càng lúc càng bị tiêu hao".

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Đại, kinh Thiện Sanh, số 135 [trích])

Phật dạy: Rong chơi không phải lúc có đến sáu tai họa

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lời bàn: 

Phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài. Điều phi đạo thứ ba là đam mê rượu chè. Rượu chè ngày nay chính là các chất gây say nghiện, chủ yếu là rượu bia. Thực tế thì rượu bia không có lỗi, thậm chí là có ích nhưng đam mê và sa đà vào chúng dẫn đến say nghiện mới là tai họa, tội lỗi.

Đức Phật đã chỉ ra sáu tai họa của người đam mê rượu chè. Một là tài sản hiện tại bị tổn thất. Chi phí cho các cuộc ăn nhậu triền miên vốn không phải ít đối với người có thu nhập vừa và thấp. Một khi đã say thì có khả năng cao không giữ gìn được tài sản tùy thân. Hai là thân bị nhiều bệnh hoạn. Ăn nhậu nhiều thì sinh bệnh tật. Các bệnh về bao tử, gan, thận, tim mạch, huyết áp, mỡ máu cùng với các tai nạn tổn thương thân thể là điều mà ai cũng biết. Khổ chỉ vì quá đam mê và vui vẻ nên quên.

Ba là đấu tranh càng tăng trưởng. Rượu vào thì lời ra, cãi nhau rồi đánh nhau, thậm chí là có kẻ chết và có người lâm vào tù tội vì liên quan đến ăn nhậu. Bốn là để lộ chỗ kín. Một khi đã say khướt hoặc phê pha thì bất chấp, dẫu có trần truồng chạy rong hay leo cột điện cũng chẳng sá gì. Năm là tổn thất danh tiếng. Khi đã say thì bao nhiêu sự chuẩn mực, đứng đắn ngày thường mất hết. Nên người say xỉn thường bị gọi là thằng, hiếm người gọi họ là ông say hay bác xỉn. Sáu là mất trí, thành ngu. Say rồi thì quên hết, không chỉ ngu mà còn điên, từ say mà phạm thêm 36 lỗi, có thể dẫn đến thân bại danh liệt hoặc mất mạng.

Thế nên, giữ giới thứ năm không say nghiện là bổn phận của người Phật tử. Đối với mọi người thì cần nhớ sáu tai họa của đam mê rượu chè mà tự làm chủ bản thân trước cám dỗ của rượu bia.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lời Phật dạy về pháp môn niệm Phật

Lời Phật dạy 08:51 06/05/2024

Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế.

Thiện và bất thiện theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy 17:20 04/05/2024

Một trong những biểu hiện cụ thể của người thực tu theo Chánh pháp là sống đời thiện lành; đoạn trước, đoạn giữa và đoạn sau tất cả đều thiện.

Phật tán dương hạnh đầu-đà

Lời Phật dạy 10:30 04/05/2024

Chúng ta đều biết, đạo Phật là trung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh mà thành tựu đạo quả. Sau khi giác ngộ, trên bước đường hoằng hóa, Thế Tôn vẫn nêu cao lập trường trung đạo.

Hãy đi cho đời tự do

Lời Phật dạy 15:50 03/05/2024

Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia thời Thế Tôn là du hành, không ở cố định một nơi mà thường xuyên thay đổi. Chính đặc điểm của đời sống du hành với ba y và một bát đã trợ duyên rất nhiều cho thành tựu phạm hạnh, hạn chế đến tối đa tham ái, chấp thủ và dính mắc.

Xem thêm