Đức Phật chuyển Pháp luân: Ngày đặc biệt tích lũy vô lượng công đức
Nội dung bài kinh Chuyển Pháp luân chứa đựng những nguyên lý chính yếu và quan trọng nhất của Phật giáo. Trong bài Pháp đầu tiên này, Đức Phật truyền giảng con đường gọi là "Trung Đạo" mà Ngài đã chứng ngộ.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật
Sau khi chứng đạt giác ngộ tối thượng, Thái tử Cồ Đàm lúc này là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đi về hướng vườn Lộc Uyển (gần Ba Na Lại). Năm anh em ông Kiều Trần Như, bạn đồng tu của Thái tử, vẫn đang tiếp tục tu khổ hạnh ở đây. Họ rời bỏ Thái tử vì tưởng rằng Thái tử đã thoái chí, giữa đường bỏ cuộc.
Bảy tuần sau khi chứng đạt giác ngộ, Đức Phật không định thuyết pháp. Nhưng vua trời Phạm Thiên và Đế Thích đã cúng dàng thiên nhạc thỉnh cầu Đức Phật chuyển pháp luân vì lợi ích chúng sinh cõi Sa bà. Với Phật nhãn, Đức Phật thấy năm người bạn đồng tu xưa kia của mình và quyết định họ sẽ là những người đầu tiên được nghe giáo pháp của Ngài. Kinh Chuyển Pháp luân chính là bộ kinh đầu tiên Đức Phật thuyết giảng cho năm anh em ông Kiều Trần Như.
Nội dung bài kinh Chuyển Pháp luân chứa đựng những nguyên lý chính yếu và quan trọng nhất của Phật giáo. Trong bài Pháp đầu tiên này, Đức Phật truyền giảng con đường gọi là "Trung Đạo" mà Ngài đã chứng ngộ. Mở đầu bài Pháp, Đức Phật khuyên năm vị đạo sĩ khổ hạnh nên xa lánh hai lối tu cực đoan là lợi dưỡng và khổ hạnh vì cả hai không thể dẫn đến trạng thái tuyệt đối An Lạc và Toàn Giác. Lợi dưỡng làm chậm trễ tiến bộ tinh thần. Khổ hạnh làm giảm suy tri thức. Ngài chỉ trích cả hai vì chính bản thân Ngài đã tích cực sống theo lối cực đoan ấy và kinh nghiệm rằng cả hai đều không dẫn đến mục tiêu cứu cánh. Rồi Ngài vạch ra con đường vô cùng thực tiễn, hợp lý và hữu ích. Đây là con đường duy nhất dẫn đến trạng thái an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Từ nội dung bài kinh trên, có thể rút ra 7 nguyên tắc khi tìm hiểu đạo Phật và thực hành Phật pháp:
1. Phật giáo căn cứ trên kinh nghiệm bản thân và tránh xa những hệ thống hay những chủ thuyết đang có thế lực lớn thời bấy giờ. Nguyên tắc này đòi hỏi để hiểu Phật giáo, phải căn cứ trên trải nghiệm của bản thân chứ không thuần túy ở lý thuyết. Nói cách khác, Phật giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thực hành, thay vì chú trọng đến tín ngưỡng và giáo điều. Tin tưởng suông vào giáo điều không thể dẫn đến giải thoát.
2. Phật giáo là một con đường đưa đến diệt tận đau khổ chứ không phải là một tôn giáo đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng hay tạo một thế giới "ảo tưởng" theo nghĩa là "đền bù hư ảo".
3. Không có thần linh trong việc tạo ra nỗi khổ cho con người mà chỉ do chính con người tạo ra nỗi khổ cho bản thân mình hay đó chính là nghiệp. Nghiệp là quy luật tự nhiên chi phối toàn bộ tiến trình đời sống và cái chết trong vòng quay luân hồi bất tận. Trong vòng quay đó, cả sự sống lẫn cái chết đều không ngừng bị Nghiệp dẫn dắt. Do Nghiệp mà người ta có một cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau, cái chết có thể đến sớm hay muộn, là một trải nghiệm dữ dội hay bình an.
4. Giới (sila), Định (samadhi), Tuệ (panna) là chính yếu để thành tựu mục tiêu Niết bàn được biểu hiện cụ thể thông qua con đường Trung đạo hay Bát Chính đạo.
5. Nền tảng của Phật giáo là Bốn Chân lý (Tứ diệu đế) có thể kiểm chứng bằng kinh nghiệm. Bốn Chân lý ấy do chính Đức Phật khám phá ra thông qua sự tỉnh giác của chính Ngài chứ không từ bất kỳ lời dạy của ai.
6. Để tận diệt một năng lực bất thiện hùng mạnh (ái dục), cần phải vận dụng và phát triển Tám yếu tố công hiệu (Bát Chính đạo). Tám năng lực tinh thần hùng mạnh và có tính cách thiện, phải được tập trung để đánh đổ một năng lực bất thiện dai dẳng ngủ ngầm bên trong ta.
7. Hoàn toàn thoát ra khỏi vòng quay sinh tử miên viễn, trở về với tự tính tâm thanh tịnh, một cái tâm không còn vướng chút ô nhiễm là đích đến của cuộc chiến thắng nội tâm vĩ đại này.
Nguồn: “Đức Phật và và Phật pháp”
Hòa thượng Narada
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại
Đức Phật 12:00 20/11/2024Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.
Đức Phật lịch sử
Đức Phật 08:45 20/11/2024Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.
Đức Phật đến với chúng ta
Đức Phật 09:12 05/11/2024Chúng sinh hay hữu tình là những loài bị trói, không phải bởi một giây phiền não, mà cả trăm giây phiền não, cả ngàn giây phiền não, cả vô số vô biên giây phiền não.
Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại
Đức Phật 11:05 28/10/2024Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.
Xem thêm