Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 23/10/2019, 17:46 PM

Ý nghĩa hình tượng đức Phật Di-lặc và sáu đứa trẻ

Chúng ta thường được toại ý thì vui thích, không được toại ý thì đau khổ. Sáu trần này là sáu tên giặc hằng ngày hằng giờ quấy phá chúng ta. Vì không làm chủ được sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), nên chúng ta bị sáu căn xâm nhập vào trong tâm, khiến mình đau khổ, phiền não và sa đọa.

 >>Tư liệu nghiên cứu

Trong nhân gian, chúng ta còn thấy thêm một hình tượng khác nữa của Ngài. Cũng ngồi bệt, mặt cười, tai to, bụng lớn như hình tượng kia nhưng có thêm sáu đứa trẻ xung quanh: đứa thì ngoáy lỗ tai, đứa thì chọc lỗ mũi, đứa thì khều miệng, đứa thì móc rốn… Chúng chọc Ngài như vậy nhưng Ngài vẫn ngồi cười. Sáu đứa trẻ này tượng trưng cho sáu trần, hay còn gọi là lục tặc (sáu tên giặc) vì chúng luôn luôn phá hoại chúng ta, khiến chúng ta đau khổ, không giữ mãi được nụ cười tươi tắn trên môi.

Ngài Di lặc ngồi bệt, mặt cười, tai to, bụng lớn như hình tượng kia nhưng có thêm sáu đứa trẻ bu xung quanh: đứa thì ngoáy lỗ tai, đứa thì chọc lỗ mũi, đứa thì khều miệng, đứa thì móc rốn…

Ngài Di lặc ngồi bệt, mặt cười, tai to, bụng lớn như hình tượng kia nhưng có thêm sáu đứa trẻ bu xung quanh: đứa thì ngoáy lỗ tai, đứa thì chọc lỗ mũi, đứa thì khều miệng, đứa thì móc rốn…

Bài liên quan

Sáu trần gồm có: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Sắc là hình sắc. Chúng ta mê đắm, thích thú khi thấy những hình sắc đẹp; bực tức, khó chịu trước những hình sắc xấu. Thinh là âm thanh. Chúng ta thích nghe những tiếng êm dịu, ngọt ngào; còn nghe ai nói điều gì đó không vừa lòng là bắt đầu buồn giận, phiền não, đau khổ. Hương là mùi hương. Chúng ta ngửi được mùi thơm thì trong lòng cảm thấy thích thú, khoan khoái; còn ngửi phải mùi hôi thối thì lại khó chịu, bực tức. Vị là vị của đồ ăn, thức uống. Chúng ta luôn thích ăn ngon, bữa nào ăn không ngon, không vừa miệng là khó chịu, bực bội, sinh ra phiền não. Xúc là sự xúc chạm. Chúng ta thích xúc chạm những thứ êm ái, nhẹ nhàng; còn đụng phải thứ gì làm thân đau đớn thì phiền não, bực bội. Pháp là đối tượng của ý thức. Chúng ta thường hay mong muốn cái này, cái kia, được toại ý thì vui thích, không được toại ý thì đau khổ. Sáu trần này là sáu tên giặc hằng ngày hằng giờ quấy phá chúng ta. Vì không làm chủ được sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), nên chúng ta bị sáu tên giặc này xâm nhập vào trong tâm, khiến mình đau khổ, phiền não và sa đọa. Còn đức Phật Di-lặc làm chủ được sáu căn nên sáu tên giặc này không đánh chiếm được tâm của Ngài. Do đó, Ngài luôn được tự tại và an vui.

Vua Trần Thái Tông có bài kệ rất hay:

Lưỡi vướng vị ngon, tai vướng tiếng,

Mắt theo hình sắc, mũi theo hương,

Lênh đênh làm khách phong trần mãi,

Ngày hết, quê xa vạn dặm đường.

Bài thơ trên mô tả rằng mắt, tai, mũi, lưỡi của chúng ta thường bị lôi cuốn bởi vị ngon, tiếng tốt, sắc đẹp và hương thơm. Những thứ ấy cứ làm cho chúng ta đi mãi ở chốn phong trần, trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi. Hình ảnh “ngày hết, quê xa” trong câu cuối có nghĩa là chúng ta tuổi thọ mỗi ngày một ngắn lại, mạng sống sắp hết, mà con đường trở về với an vui, hạnh phúc, với tự tâm thanh tịnh còn rất xa. Chỉ người nào làm chủ được sáu căn thì mới an vui và hạnh phúc thật sự.

Chúng ta thường được toại ý thì vui thích, không được toại ý thì đau khổ. Sáu trần này là sáu tên giặc hằng ngày hằng giờ quấy phá chúng ta. Vì không làm chủ được sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), nên chúng ta bị sáu căn xâm nhập vào trong tâm, khiến mình đau khổ, phiền não và sa đọa.

Chúng ta thường được toại ý thì vui thích, không được toại ý thì đau khổ. Sáu trần này là sáu tên giặc hằng ngày hằng giờ quấy phá chúng ta. Vì không làm chủ được sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), nên chúng ta bị sáu căn xâm nhập vào trong tâm, khiến mình đau khổ, phiền não và sa đọa.

Bài liên quan

Có câu chuyện trong kinh Tương Ưng Bộ IV: Một con rùa đang bò ở bờ sông để kiếm ăn. Bỗng, nó nhìn thấy một con dã can từ xa đi tới. Nó liền thụt đầu, bốn chân và đuôi của mình vào mai. Con dã can đến cạnh con rùa, đứng chầu chực mãi. Nó nghĩ bụng rằng, con rùa thò cái gì ra là nó chụp liền cái đó để ăn. Nhưng con rùa rất khôn, không chịu thò cái gì ra hết. Con dã can đứng một hồi lâu, không thấy con rùa động đậy, nghĩ chắc là con rùa đã chết, nên nó bỏ đi. Đức Phật dạy, nếu bắt chước con rùa, thu thúc sáu căn lại thì ác ma không làm hại chúng ta được. Còn nếu chúng ta cứ để sáu căn phóng túng theo sáu trần thì cũng giống như con rùa dại dột thò đầu, đuôi và bốn chân ra cho con dã can ăn.

Trích trong sách: Nụ cười Di lặc

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Ăn chay hồi hướng cho cha mẹ được khỏi bệnh

Tư liệu 12:20 28/10/2024

Thái Phúc là một nông dân sống Trong thị trấn Tân Trang, Đài Bắc, Đài Loan. Cha của anh tên là Thái Qua Tử, bị bệnh hen suyễn đã lâu, mỗi khi đến mùa đông, tiết trời se lạnh, bệnh cũ bắt đầu hành hạ, nhiều khi dường như đứt hơi.

Hành thiện sâu dày thoát nạn động đất

Tư liệu 10:50 28/10/2024

Sau khi được cứu sống ông Tường mới biết toàn bộ tòa nhà nơi mình sinh sống đều bị vùi lấp trong đống gạch ngói, duy chỉ có một góc phòng khách của ông có khe hở, còn những gian phòng khác trong nhà ông đều bị san thành bình địa giống như cả tòa nhà.

Ba cách thuyết minh Bát Chánh đạo

Tư liệu 23:50 26/10/2024

Trong Kinh tạng Nikaya, khi Đức Phật nói trực tiếp về Bát Chánh đạo, thì lộ trình theo thứ tự là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định, hay nói gọn lộ trình đó là Tuệ - Giới - Định.

Xem thêm