Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 01/05/2022, 18:48 PM

Đức Phật của chúng ta

Cuộc đời của Đức Phật đã thể hiện trí tuệ của Bậc Toàn giác, đức hạnh của Bậc Thầy của Trời Người và những việc làm vô cùng thánh thiện của Bậc Đại Thánh. Và giáo pháp của Đức Thế Tôn chỉ dạy vẫn còn giá trị tuyệt đối, mang đến lợi lạc vô cùng cho nhân loại.

Đọc lịch sử Phật giáo, chúng ta biết cách nay hơn 2.500 năm, Đức Phật đã hiện hữu trên cuộc đời với tư cách là con của vua Tịnh

Phạn và hoàng hậu Ma Gia. Tuy nhiên, quan sát kỹ chúng ta thấy Ngài là vị thái tử rất đặc biệt, khác hẳn các vương tử trên thế gian này. Thật vậy, sử sách ghi rằng Ngài có sức mạnh phi thường, thông minh siêu phàm, văn võ song toàn, tướng hảo trọn vẹn và lòng thương người vô bờ bến. Có đầy đủ quyền lực và cuộc sống vật chất cao sang nhất thế gian như vậy, nhưng Ngài chẳng màng đến, rũ bỏ tất cả đỉnh cao của đời sống thế nhân, để đi tìm con đường giải thoát sinh tử cho Ngài và cho tất cả chúng sinh. Trải qua 11 năm sống phạm hạnh nơi rừng sâu núi thẳm, với trí tuệ tuyệt luân và sự quyết tâm tìm ra con đường bất tử, Ngài đã thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác sau 21 ngày tư duy dưới cội bồ đề. Vì vậy, Ngài được tôn danh là Bậc siêu phàm, là Đấng Thế Tôn, là Đức Phật, là Bậc Đại Đạo sư của Trời Người và trên thực tế cuộc đời này, trước Ngài và sau Ngài, không có người nào đạt được quả vị tối thượng như vậy.

Từ đó, chúng ta thử nghĩ về động lực đã thúc đẩy Ngài làm được những việc vượt trên khả năng con người, tức vượt ra ngoài định luật chi phối của tam giới để thâm nhập được thế giới vĩnh hằng bất tử. Kinh điển đã khẳng định chính Báo thân kết hợp bằng phước đức và trí tuệ đã tạo nên Đức Phật, một con người siêu việt. Ý này được chính Đức Phật dạy rõ trong kinh Pháp Hoa rằng "Xưa kia, ta tu hành đạo Bồ tát, cảm thành thọ mạng đến nay vẫn chưa hết, mà còn lớn hơn nữa…”. Nghĩa là Đức Phật đã trải qua quá trình tu hành vô số kiếp, tích lũy thành con người thứ hai của Ngài, gọi là Báo thân và Báo thân Phật đến nay chẳng những không hết mà còn lớn hơn. Thật vậy, sanh thân Phật đã chấm dứt trên cuộc đời từ hàng ngàn năm trước, nhưng thọ mạng của Phật không chấm dứt, mà còn lớn hơn. Nói cách khác, sanh thân Phật đã vắng bóng từ lâu, nhưng Báo thân Phật, hay thân phước đức trí tuệ của Ngài vẫn hiện hữu không ngừng và ngày càng lớn mạnh hơn nữa. Vì thế, ngày nay, tất cả hàng đệ tử Phật tu hành là tìm Báo thân Phật, để sống được với Báo thân Phật vĩnh hằng bất tử và nuôi lớn Báo thân của chính mình cho đến khi thành tựu Báo thân viên mãn như Đức Phật.

Đạo đức Phật giáo qua Ngũ giới

Cuộc đời của Đức Phật đã thể hiện trí tuệ của Bậc Toàn giác, đức hạnh của Bậc Thầy của Trời Người và những việc làm vô cùng thánh thiện của Bậc Đại Thánh. Và giáo pháp của Đức Thế Tôn chỉ dạy vẫn còn giá trị tuyệt đối, mang đến lợi lạc vô cùng cho nhân loại.

Cuộc đời của Đức Phật đã thể hiện trí tuệ của Bậc Toàn giác, đức hạnh của Bậc Thầy của Trời Người và những việc làm vô cùng thánh thiện của Bậc Đại Thánh. Và giáo pháp của Đức Thế Tôn chỉ dạy vẫn còn giá trị tuyệt đối, mang đến lợi lạc vô cùng cho nhân loại.

Tại sao Báo thân Phật vẫn hằng hữu và luôn phát triển vượt thời gian và không gian? Có thể khẳng định rằng Báo thân Phật không chấm dứt, vẫn hằng hữu mãi mãi, vì Báo thân Phật luôn luôn kết hợp mật thiết với tất cả các pháp, mà các pháp thì luôn hiện hữu, nên Báo thân không bao giờ chấm dứt. Đồng thời, Báo thân Phật kết hợp với các pháp, chuyển hóa các pháp thành thân Phật, gọi là Pháp thân vĩnh hằng bất tử.

Ý này được kinh Hoa Nghiêm diễn tả rằng không có gì không phải là Phật mới là Phật, tức Phật không ở ngoài các pháp. Các pháp là Phật, hay Pháp thân khi pháp được Báo thân thâm nhập vào.

Trở lại kinh Pháp Hoa, Pháp thân được coi là thế gian tướng thường trụ. Thí dụ người có niềm tin sâu xa với Đức Phật và hình dung ra Phật để vẽ thành bức tranh Phật hoặc tạc tượng Phật. Và bằng niềm tin, mọi người trông thấy tranh tượng Phật mà nghĩ đó là Phật, mới kính lễ được. Kinh Hoa Nghiêm gọi là vô tình thuyết pháp, vì tượng đá hoặc bức tranh không thể thuyết pháp, nhưng vì niềm tin tác động, mới liên tưởng đến Phật thật và phát tâm tu hành, đắc đạo; đó chính là Pháp thân Phật.

Theo tinh thần Đại thừa, Đức Phật hiện hữu mãi mãi trên thế gian này, nghĩa là Phật hằng hữu trong tâm trí, trong suy nghĩ, trong việc làm của mọi người và Ngài cũng hiện hữu trong tất cả các hiện tượng gọi là pháp. Chính vì vậy, chúng ta thấy rõ ngày nay Đức Phật đang hiện hữu khắp năm châu bốn biển, đâu đâu cũng có chùa tháp thờ Phật, có trường dạy Phật pháp, có người an trụ trong giáo pháp Phật, có người tự nguyện hướng dẫn người khác sống theo tinh thần Phật dạy, cùng nhau thắp sáng ngọn đèn Phật pháp trên thế gian để xây dựng cho nhân loại cuộc sống tràn đầy tình thương, hiểu biết, hòa hợp, an vui, giải thoát.

Tất cả tinh ba của Phật pháp dưới nhãn quan Phật giáo Đại thừa vừa được triển khai có thể tóm gọn trong một câu của Phật giáo Nguyên thủy rằng, Phật pháp còn trên cuộc đời là Đức Phật còn hiện hữu vậy.

Tất cả tinh ba của Phật pháp dưới nhãn quan Phật giáo Đại thừa vừa được triển khai có thể tóm gọn trong một câu của Phật giáo Nguyên thủy rằng, Phật pháp còn trên cuộc đời là Đức Phật còn hiện hữu vậy.

Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, chúng ta ôn lại hình ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã hiện hữu trên thế gian này cách nay hơn 25 thế kỷ. Cuộc đời của Đức Phật đã thể hiện trí tuệ của Bậc Toàn giác, đức hạnh của Bậc Thầy của Trời Người và những việc làm vô cùng thánh thiện của Bậc Đại Thánh. Và giáo pháp của Đức Thế Tôn chỉ dạy vẫn còn giá trị tuyệt đối, mang đến lợi lạc vô cùng cho nhân loại.

Vì vậy, Báo thân Phật, hay phước đức trí tuệ của Phật vẫn còn là kim chỉ nam soi đường dẫn bước cho mọi người, nghĩa là vẫn luôn tác động lợi ích vào mọi người, mọi việc, mọi pháp và đã chuyển hóa tất cả trở thành Phật pháp, tức Pháp thân Phật. Và vì tất cả các pháp tồn tại vĩnh viễn, nên Pháp thân Phật cũng sống miên viễn không ngừng trên dòng chảy thời gian vô cùng vô tận của loài người.

Tất cả tinh ba của Phật pháp dưới nhãn quan Phật giáo Đại thừa vừa được triển khai có thể tóm gọn trong một câu của Phật giáo Nguyên thủy rằng, Phật pháp còn trên cuộc đời là Đức Phật còn hiện hữu vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Phật làm tròn chữ hiếu với mẹ trước khi nhập Niết bàn

Đức Phật 13:54 19/04/2024

Trước khi nhập Niết Bàn, vì báo ân công đức sinh thành, Đức Phật đã diễn nói “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện” tại pháp hội ở cung trời Đao Lợi để độ thoát cho thân mẫu Ma Da. Như vậy, Kinh Địa Tạng ra đời trước tiên là do lòng hiếu thảo của Đức Phật đối với bậc sinh thành.

Đời sống hằng ngày của Đức Phật

Đức Phật 08:37 17/04/2024

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Xem thêm