Chủ nhật, 17/04/2022, 07:43 AM

Đức Phật ví thân người như cái nồi đất...

Đức Phật có ví thân người như cái nồi đất. Hồi xưa ở quê nhà hay dùng nồi đất, và trong cuộc đời ta biết bao lần đau khổ đã làm bể nồi. Đức Phật dạy phải quán thân này như nồi đất giòn bở, dễ bể.

Đức Phật có ví thân người như cái nồi đất. Hồi xưa ở quê nhà hay dùng nồi đất, và trong cuộc đời ta biết bao lần đau khổ đã làm bể nồi. Đức Phật dạy phải quán thân này như nồi đất giòn bở, dễ bể. Quán như vậy thì ta sẽ thận trọng hơn khi dùng nó, và ta cũng không buồn, không đau khổ dù nồi có bị hư hao, bể nát. Đến với khóa thiền là để tự nhắc nhở ta về cách quán trên bằng công phu trau dồi chánh niệm, biết cách ghi nhận đối tượng.

Bất cứ vị thầy nào dạy thiền quán cũng đều hướng dẫn thiền sinh ba cách ghi nhận từ giai đoạn thô đến tế: ghi nhận hơi thở, ghi nhận các oai nghi và ghi nhận tâm hay biết từ lục căn, lục trần.

● Ghi nhận hơi thở: Muốn được tiến bộ trong khả năng ghi nhận hơi thở, trước tiên phải diệt trừ những chướng ngại trong tâm do luôn suy nghĩ về quá khứ, tương lai, hay hiện tại. Sau đó, chú tâm ghi nhận hơi thở cho đúng chỗ, đúng thì. Đây chỉ là phương tiện chế định lúc đầu, dần dần sẽ tiến đến kinh nghiệm được chân đế vi diệu.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

● Ghi nhận oai nghi: Ghi nhận oai nghi đi, đứng, nằm, sinh hoạt… cũng giống như oai nghi ngồi, phải chú tâm theo dõi các động tác lớn nhỏ, các cảm giác xúc chạm diễn biến từ tục đế đến chân đế cùng tâm hay biết về các động tác, cảm giác đó.

● Ghi nhận tâm hay biết từ lục căn, lục trần: Ghi nhận kịp thời các giao tiếp thân tâm nơi sáu cửa giác quan để thấy được tham sân ngay khi chúng sanh khởi mà không so sánh, đánh giá, tưởng tượng…

Sự liên tục ghi nhận như vậy sẽ đem đến cho ta cái quả một tâm quân bình trước bản chất sanh diệt của các pháp giống như ta nhìn cái nồi đất bị bể nát bằng cái nhìn có trí tuệ vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm