Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 10/01/2020, 17:54 PM

Giá trị về y học trong lễ bái

Sau khi lạy Phật xong, ngồi một lát chúng ta có cảm giác an lạc thư thái nhờ các huyệt đạo được tác động. Sự an lạc thư thái này rất sâu sắc, nó chỉ có trong lúc thiền định. Sự an lạc thư thái này mang lại cho ta niềm hoan hỷ và an lạc suốt ngày.

 >>Kiến thức

Bài liên quan

D.T Suduki có nói: “Xét về mặt đạo đức, những công việc có liên quan đến sự tiêu hao thể lực đều xác chứng cho những ý tưởng lành mạnh. Đặc biệt trong thiền tông điều này là sự thật. Những ý tưởng nào không phản ánh đúng một cách mạnh mẽ và có hiệu quả trong đời sống thực tế đều được coi là vô giá trị. Niềm tin phải được thông qua kinh nghiệm chứ không phải qua những khái niệm. Sự xác chứng tâm linh phải vượt lên và cao hơn những suy đoán thuộc về tri thức. Điều đó có nghĩa là : chân lý phải được đặt trên đời sống kinh nghiệm của mỗi người”.

Khi lạy Phật, các huyệt đạo quan trọng trên cơ thể được tác động. Từ huyệt bách hội trên đỉnh đầu xuống huyệt đan điền, dọc theo xương sống và các huyệt ở tay chân cũng được kích hoạt theo.

Khi lạy Phật, các huyệt đạo quan trọng trên cơ thể được tác động. Từ huyệt bách hội trên đỉnh đầu xuống huyệt đan điền, dọc theo xương sống và các huyệt ở tay chân cũng được kích hoạt theo.

Bài liên quan

Sự lễ lạy không những có giá trị về mặt tâm linh trong lộ trình tu tập mà thân hữu cơ của chúng ta cũng có ảnh hưởng rất lớn. Người viết có biết một vị Thượng Tọa mắc bệnh tiểu đường, căn bệnh khá hiểm nghèo. Vị ấy giành hết thời gian còn lại của đời mình, vào việc sáng sớm lạy nghi sám hối do Hòa Thượng Trí Thủ soạn, hầu mong tri ân chư Phật và sám hối tự thân. Vậy mà suốt 15 năm qua căn bệnh hiểm nghèo này không còn nữa, cho đến nay vẫn khỏe mạnh bình thường. Khi lạy Phật, hành động cúi xuống duỗi lên là những hoạt động thể chất làm cho máu lưu thông, đánh tan sự đờ đẫn tâm trí, khiến cho tâm hồn thảnh thơi và thân thể tráng kiện. Khi ấy mình thấy như được tái sanh từ thể xác đến tâm hồn. Nhờ vậy mà công phu tu tập được thành tựu viên mãn.

Tây tạng là một đất nước nằm trên dãy núi Hy mã lạp sơn quanh năm tuyết phủ, nếu không có một thân thể cường tráng, một ý chí mãnh liệt thì khó có thể tồn tại để tu tập. Các Phật tử Tây tạng thường thực hành đi một bước lạy một lạy trong các cuộc chiêm bái Phật tích. Ở Ấn độ hiệân nay, xung quanh Bồ đề đạo tràng, người ta thấy tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới thường lễ lạy suốt ngày. Người ta thường nói: “Không có một ý chí dũng mãnh trong một cơ thể bệnh hoạn”. Bởi vậy ở Trung Quốc thời xưa, để chống lại sơn lam chướng khí người ta thường tu tập khí công, yoga song song với phát huy tuệ giác.

Lạy Phật là một phương pháp thể dục hữu ích. Những cử động tuy nhẹ nhàng nhưng các bắp thịt trên toàn thân được vận động nhịp nhàng và tối đa.

Lạy Phật là một phương pháp thể dục hữu ích. Những cử động tuy nhẹ nhàng nhưng các bắp thịt trên toàn thân được vận động nhịp nhàng và tối đa.

Bài liên quan

Các tổ sư đã ý thức rõ ràng sự quan hệ giữa thân và tâm, các ngài đã kết hợp hai truyền thống tu tập của Ấn độ và Trung Quốc, truyền thống yoga cũng như các phương pháp luyện công, luyện khí của võ thuật được kết hợp nhuần nhuyễn để chế tác pháp môn lạy Phật. Lạy Phật chính là kết quả tiêu biểu cho những kinh nghiệm tu tập thoát thai từ sự dung hợp sâu sắc tinh hoa của các nền đạo học Đông Phương. Trong tự truyện của mình, Ngài Hư Vân cho thấy pháp môn thực hành “Tam bộ nhất bái” mà ngài từng ứng dụng, nhờ vậy Ngài có những khả năng phi thường. Ngài đã từng chết dưới sự tra khảo nhưng vẫn bình an sống lại sau một đêm và thọ đến 120 tuổi.

Lạy Phật là một phương pháp thể dục hữu ích. Những cử động tuy nhẹ nhàng nhưng các bắp thịt trên toàn thân được vận động nhịp nhàng và tối đa. Trong tất cả phương pháp tập thể dục, người ta không thể vận động toàn bộ các bắp thịt cùng một lúc, nhưng ở lạy Phật thì có khả năng đó. Trong lúc lạy Phật, tất cả các bắp thịt trên cơ thể đều vận động, làm khí huyết toàn thân luân lưu, giúp chữa trị chứng bệnh thấp khớp, cũng như phòng ngừa các căn bệnh hiểm nghèo khác.

Sự lễ lạy không những có giá trị về mặt tâm linh trong lộ trình tu tập mà thân hữu cơ của chúng ta cũng có ảnh hưởng rất lớn.

Sự lễ lạy không những có giá trị về mặt tâm linh trong lộ trình tu tập mà thân hữu cơ của chúng ta cũng có ảnh hưởng rất lớn.

Khi lạy Phật, các huyệt đạo quan trọng trên cơ thể được tác động. Từ huyệt bách hội trên đỉnh đầu xuống huyệt đan điền, dọc theo xương sống và các huyệt ở tay chân cũng được kích hoạt theo. Lúc đó tựa hồ như có một luồng khí nóng chạy đều khắp cơ thể. Các huyệt đạo được tác động khí huyết sẽ lưu chuyển và bệnh tật sẽ tiêu tan.

Sau khi lạy Phật xong, ngồi một lát chúng ta có cảm giác an lạc thư thái nhờ các huyệt đạo được tác động. Sự an lạc thư thái này rất sâu sắc, nó chỉ có trong lúc thiền định. Sự an lạc thư thái này mang lại cho ta niềm hoan hỷ và an lạc suốt ngày. Từ đó những phiền não như ưu tư, những đau buồn cũng nhanh chóng tan biến.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Tứ ân là gì?

Kiến thức 14:50 24/11/2024

Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.

Xem thêm