Đức Phật lìa bỏ gia đình là "hy sinh có nhiều ý nghĩa cao cả nhất, từ xưa đến nay"
Tỳ kheo Shravasti Dhammika - người trả lời các câu hỏi dưới đây là một nhà sư người Úc. Ngài là giảng sư lỗi lạc về môn Phật giáo và các Tôn giáo Á Châu tại các trường đại học, trên các đài truyền hình và truyền thanh tại Úc và khắp nơi trong vùng Đông Nam Á.
Hỏi: Đức Phật ra đi, lìa bỏ vợ con, như vậy có phải là lẩn tránh nhiệm vụ không?
Tỳ kheo Shravasti Dhammika: Đối với Đức Phật, dứt lìa gia đình để ra đi có thể không phải là chuyện dễ. Chắc chắn là Ngài đã đắn đo thắc mắc và do dự lâu ngày trước khi quyết định. Trước mặt Ngài có hai con đường: hiến thân cho gia đình, và tự hiến mình cho toàn thể thế gian. Sau cùng, vì lòng từ bi vô lượng, Ngài quyết định tự cống hiến cho thế gian. Và đến nay, toàn thể thế gian vẫn còn thọ hưởng những lợi ích từ lòng hy sinh cao cả của Ngài. Đây không phải là sự lẩn tránh trách niệm. Đây có lẽ là cuộc hy sinh có nhiều ý nghĩa cao cả nhất, từ xưa đến nay.
Hỏi: Đức Phật đã nhập diệt, làm thế nào Ngài có thể giúp ta?
Tỳ kheo Shravasti Dhammika: Ông Faraday là người khám phá ra điện, ông nay đã qua đời, nhưng những gì ông sáng chế vẫn còn giúp ích cho chúng ta. Ông Louis Pasteur đã tìm ra phương thức trị liệu cho nhiều chứng bệnh. Ông ta đã chết, nhưng đến nay những khám phá y khoa ấy vẫn còn cứu mạng nhiều người. Ông Leonardo da Vinci, người sáng tạo nhiều tác phẩm mỹ thuật, nay đã chết. Nhưng, những gì ông sáng tác vẫn còn làm phấn khởi tinh thần và giúp cho nhiều người hoan hỷ thưởng thức. Những bậc cao nhân và anh hùng hào kiệt đã ra người thiên cổ từ cả mấy thế kỷ, nhưng khi đọc lại lịch sử oai hùng về những gì các vị ấy đã làm và thành tựu, chúng ta vẫn còn tìm được nguồn gợi cảm và muốn làm như các ngài. Đúng vậy, Đức Phật đã nhập diệt, nhưng 2.500 năm sau, giáo huấn của Ngài vẫn còn tế độ chúng sinh, gương lành của Ngài vẫn còn là nguồn gợi cảm cho nhiều người, những lời dạy của Ngài vẫn còn làm thay đổi nhiều cuộc sống. Chỉ có Đức Phật mới có thể có oai lực hùng mạnh như thế ấy, trong nhiều thế kỷ sau khi chết.
Hỏi: Đức Phật có phải là một thần linh không?
Tỳ kheo Shravasti Dhammika: Không, Ngài không phải thần linh. Ngài không bao giờ tự xưng là thần linh, là con của một thần linh hay là sứ giả của một thần linh. Ngài là một con người đã tự cải thiện để trở nên toàn hảo, và dạy rằng nếu ta noi theo gương lành ấy, chính ta cũng có thể trở nên toàn hảo như Ngài.
Hỏi: Nếu Đức Phật không phải là thần linh, tại sao người ta sùng kính lễ bái Ngài?
Tỳ kheo Shravasti Dhammika: Có nhiều cách lễ bái khác nhau. Khi lễ bái thần linh, người ta tán thán công đức và tôn vinh, dâng cúng lễ vật và van xin ân huệ, tin tưởng rằng vị thần linh sẽ lắng tai nghe lời mình tán thán công đức, sẽ nhận lãnh lễ vật, và sẽ thoả mãn lời cầu nguyện của mình. Người Phật tử không tự nuông chiều trong loại lễ bái ấy.
Còn phương cách lễ bái khác là để tỏ lòng tôn kính người hay vật mà mình khâm phục. Khi vị thầy giáo bước vào phòng, ta đứng dậy. Khi gặp người đáng tôn kính, ta xá chào. Khi nghe quốc thiều trổi lên, ta nghiêm chỉnh đứng chào. Đó là những cử chỉ tôn kính và lễ bái để tỏ lòng cảm phục và kính mộ của ta đối với một người hay một vật nào. Đó là loại lễ bái của người Phật tử. Một pho tượng Phật trong tư thế ngồi với hai tay dịu dàng đặt trên vế, với nụ cười tự tại, từ ái và bi mẫn, nhắc nhở chúng ta nỗ lực phát triển tình thương và an định nội tâm. Hương trầm nhắc ta mùi hương thâm diệu của giới đức, ngọn đèn tượng trưng ánh sáng của trí tuệ, và những cành hoa sớm nở tối tàn khơi dậy nơi ta ý niệm về đặc tướng vô thường của vạn pháp. Khi lễ lạy, ta bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Phật, vì Ngài đã ban truyền cho ta những lời dạy vô cùng hữu ích. Đó là ý nghĩa của lễ lạy trong Phật giáo. (còn tiếp).
Về tỳ kheo Shravasti Dhammika
Tỳ kheo Shravasti Dhammika là một nhà sư người Úc. Ngài là giảng sư lỗi lạc về môn Phật giáo và các Tôn Giáo Á Châu tại các trường đại học, trên các đài truyền hình và truyền thanh tại Úc và khắp nơi trong vùng Đông Nam Á.
Trong quyển sách này, ngài Dhammika giải đáp những thắc mắc về giáo huấn của Đức Phật mà người ta thường nêu lên để hỏi ngài. Lối trả lời của ngài thật là chính xác, rõ ràng và minh bạch. Quý vị nào chưa từng quen thuộc với Phật giáo sẽ thấy nơi đây những tia sáng bao trùm toàn diện vấn đề. Quý vị nào đã đi sâu vào Đạo sẽ hoan hỷ tiếp nhận thêm những bổ túc thích thú cho sự hiểu biết của mình. Phạm Kim Khánh, Hoa Kỳ, 1994
Bản dịch năm 2006 cuốn sách này có bổ sung thêm các chương mới, dựa theo ấn bản điện tử Anh ngữ 2003 phổ biến trên trang web Phật giáo BuddhaNet (http://www.budhanet.net).
Phatgiao.org.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Phật giáo thường thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Phật giáo thường thức 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Phật giáo thường thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Phật giáo thường thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Xem thêm