Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/03/2024, 22:53 PM

Đức tướng Tăng Ni 

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Nhân thế mới nói, cạo tóc đắp y là hình tướng xuất gia của hàng đệ tử Phật, cạo tóc đắp y là để diệt trừ kiêu mạn, và để khác biệt với hình tướng xuất gia của ngoại đạo, cũng là nghi thức của ba đời chư Phật. 

Quyển 2, Kinh Nhân Quả chép: Bấy giờ Thái tử bèn dùng kiếm bén cạo bỏ râu tóc, liền phát nguyện rằng: “Hôm nay cạo bỏ râu tóc, nguyện đoạn tất cả những tập khí phiền não”. Cũng chính là nói, sau khi Thế Tôn rời khỏi cung vua, tự mình cạo bỏ râu tóc, quyết chí đoạn trừ tất cả phiền não, tu hành Phật đạo. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Quyển 49, Trí Độ Luận chép: “Cạo đầu đắp y, cầm bát khất thực đây là pháp phá trừ kiêu mạn, nhân vì đầu tóc mỗi ngày phải chảy chuốc rất phiền toái.” 

Người xưa có làm bài thơ rằng: “Ba ngàn sợi phiền não, tóc bạc ba ngàn trượng, duyên sầu như thế. Cắt không đứt, chảy thì lại rối”. Nhân đây mà nói, sau khi xuất gia thế độ bặt dứt hết các duyên trần, cũng chính là cạo bỏ sự phiền phức bởi tóc này. 

Trong Phật giáo cho rằng đầu tóc là một sự biểu tượng cho sự phiền não của con người, cạo bỏ đi râu tóc, chính là cạo bỏ phiền não, tiêu trừ những tập khí cũ, bỏ đi tâm kiêu mạn giãi đãi. 

Ngoài ra, lúc Phật giáo Ấn Độ hưng khởi, cạo bỏ đi râu tóc cũng để cho phân biệt với các giáo phái khác, mục đích Tăng nhơn cạo tóc đắp y có ba điểm chủ yếu: 

1. Đoạn trừ phiền não. 2. Xả bỏ sự trang sức đẹp, tâm kiêu mạn tự cao, thực hành hạnh chơn thật, người người sinh hoạt bình đẳng. 3. Vì để khác với thế tục. 

Nhân thế mà Phật giáo quy định, Tăng nhơn không luận là nam hay nữ từ khi xuất gia phải đem đầu tóc cạo sạch, còn sau khi xuất gia mỗi nữa tháng phải cạo một lần, thời gian dài nhất là không được trãi qua hai tháng, độ dài của tóc không nên để dài hơn hai lóng tay. 

Cạo tóc đó là hình thức ban đầu để vào đạo, chính hình thức này giúp cho hành giả ngày đêm tinh tấn tu tập. Đây là một trợ duyên lớn để giúp chúng ta quán chiếu và giữ gìn oai nghi khi đi đứng ngồi nằm. Tuy nhiên, cần phải cố gắng đoạn trừ phiền não để giải thoát

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Giáo viên tỉnh thức chuyển hóa cuộc đời

Kiến thức 08:40 17/11/2024

Giáo viên tỉnh thức, người đã trải qua một cuộc hành trình đầy ý nghĩa với sự chuyển hóa chính mình, trở thành những người truyền cảm hứng và thay đổi cuộc đời của hàng ngàn học sinh. Bước vào lớp học của họ, bạn sẽ cảm nhận được sự hiện diện và ảnh hưởng sâu sắc của những con người này.

Giác ngộ là đạt đến chân lí

Kiến thức 08:05 17/11/2024

Đức Phật đã giác ngộ như thế nào và giác ngộ những gì vốn là một câu hỏi lớn mà xưa nay ai cũng muốn biết tường tận. Thường người ta cho rằng sau khi chứng đắc đạo quả, đức Phật trở thành bậc toàn năng, toàn trí, toàn giác.

Cánh đồng tâm

Kiến thức 22:46 16/11/2024

Sự hiện hữu của mỗi người khi sinh ra đều có giá trị riêng, trong mỗi người đều có đời sống vật chất và đời sống tinh thần hay còn gọi đời sống tâm linh. Mỗi người đều lựa chọn một cách sống, khi hướng về cái gì thì đó là nhân duyên của mỗi người sẽ chú trọng đến điều đó.

Tích truyện Pháp Cú: Người gõ đầu lâu

Kiến thức 22:26 16/11/2024

Đức Thế Tôn dạy những lời này khi Ngài đang ở tại Kỳ Viên, liên quan đến Tôn giả Vangìsa. Thuở ấy, tại thành Vương Xá có một người Bà-la-môn tên Vangìsa, có tài biết được người chết sanh về đâu.

Xem thêm