Bỏ cha bỏ mẹ đi tu, người xuất gia có bất hiếu không?
Dân gian lưu truyền câu nói: “Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, người xuất gia không làm ra kinh tế để chu cấp cho cha mẹ; không chăm sóc cha mẹ khi đau yếu, lúc tuổi già là bất hiếu.
Nhưng trong nhà Phật lại có câu: “Tâm hiếu là tâm Phật. Hạnh hiếu là hạnh Phật”, tức là người đệ tử xuất gia của Phật không thể là người bất hiếu. Vậy sự thật, người xuất gia có bất hiếu không? Kính mời quý Phật tử và các bạn cùng tìm câu trả lời tại bài viết dưới đây!
Người xuất gia có chăm sóc cha mẹ không?
Về sức khỏe
Giới luật của chư Tăng cho phép: khi cha mẹ ốm đau, bệnh trọng, không ai chăm sóc thì người xuất gia được đón cha mẹ về chùa chăm sóc hoặc đến bệnh viện chăm sóc cho cha mẹ. Giống như Đức Phật, khi vua Tịnh Phạn - phụ thân của Ngài bị bệnh, Ngài đã cùng chúng Tăng đến bên giường bệnh để chăm sóc vua. Trước khi vua cha mất, Ngài đã độ cho vua cha đắc Thánh quả A-na-hàm.
Về đời sống tinh thần
Người xuất gia tu hành đúng chính Pháp sẽ khiến cho cha mẹ được vẻ vang, được vui, không bị buồn khổ. Bởi cha mẹ ấy có người con đạo đức tốt, đức hạnh tốt lại hoằng dương Phật Pháp, làm những việc đem lại lợi ích cho rất nhiều người.
Đặc biệt, khi người con xuất gia tu hành, nỗ lực vì chúng sinh thì cha mẹ ắt sẽ có nhân duyên được người khác chăm sóc. Những người con khác ở tại gia (những người không đi xuất gia) sẽ trở nên có hiếu hơn để chăm sóc cha mẹ. Đó chính là phước báo của người tu hành.
Không làm ra tài sản chu cấp cho cha mẹ, người xuất gia báo hiếu bằng cách nào?
Người thế gian quan niệm: báo hiếu cha mẹ là phải làm ra nhiều tài sản để chu cấp, phụng dưỡng cho cha mẹ khi đau ốm, lúc về già. Nhưng theo góc nhìn của đạo Phật, làm như vậy chưa phải tròn chữ “hiếu”.
Bởi lo tiền bạc, cơm ăn, áo mặc, nhà to cửa rộng cho cha mẹ thì mới chỉ lo được thân cha mẹ đời này. Thuận theo lẽ tự nhiên, cha mẹ vẫn sẽ già, bệnh, chết. Khi đó, nếu cha mẹ là người không tu tập, không có phúc báu thì sẽ bị đọa lạc ngay tức khắc.
Bên cạnh đó, việc biếu cha mẹ nhiều tiền của khi về già hay xây mồ mả thật đẹp, thật sang trọng cũng có thể khiến cha mẹ tiếc của, đọa làm ngạ quỷ khổ. Lúc ấy cứ luẩn quẩn, loanh quanh với đống tài sản, khu mồ mả đó mà không siêu thoát được.
Vậy nên, người tại gia chỉ lo làm kinh tế, tạo tiền bạc để chu cấp cho cha mẹ chưa phải tròn chữ “hiếu”. Người con xuất gia chân chính tu hành, thành tựu được đạo nghiệp thì có công đức cứu độ cha mẹ, giúp cha mẹ hướng tâm về Phật Pháp tu hành, biết bỏ ác làm lành để chuyển những nghiệp ác gây tạo. Sau khi cha mẹ qua đời thì thần thức không bị đọa lạc khổ sở mà được tái sinh vào cảnh giới lành, hoặc được sinh thiên, sinh về cõi Phật.
Sự báo hiếu của người xuất gia là đại hiếu
Giúp cha mẹ có được công đức phúc báu lớn
Cha mẹ nào cho một người con đi xuất gia thì được công đức phúc báu lớn. Trong kinh Đức Phật dạy: “Giả như có người nào, xây tháp bằng Thất Bảo, cao tới cõi trời Đao Lợi, công đức ấy cũng chưa bằng cho người đi xuất gia”. Nhờ có phúc báu đó, cha mẹ sẽ được may mắn, được nhiều điều tốt đẹp, tránh được tai họa, khổ đau, bất hạnh.
Người xuất gia giúp cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp được hưởng an lạc
Với trí tuệ toàn giác của Đức Phật, Ngài thấy tất cả chúng sinh đều là cha mẹ của mình, không kiếp này thì kiếp khác. Cho nên, người xuất gia không chỉ báo hiếu cho cha mẹ hiện đời mà còn báo hiếu cho cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp cùng được hưởng phúc báu, cùng được an lạc. Đó chính là đại hiếu.
Như thời Đức Phật còn tại thế, Tôn giả Xá Lợi Phất đã cứu độ người mẹ năm kiếp trước của mình đang bị đọa làm ngạ quỷ đói khổ, xấu xí, được tái sinh lên làm thiên nữ với đủ mọi thứ cần dùng, dung sắc chói sáng lung linh.
Tựu chung lại, người xuất gia không bất hiếu. Sự báo hiếu của người xuất gia là đại hiếu, không chỉ với cha mẹ hiện đời mà với tất cả cha mẹ nhiều đời. Mong rằng qua bài viết, chúng ta sẽ hiểu hơn về sự báo hiếu của người xuất gia. Chính sự chân thật tu hành là sự báo hiếu cho cha mẹ đúng đắn và cùng tột nhất.
Nếu chúng ta chưa đủ duyên đi xuất gia thì hãy phụng dưỡng cha mẹ, hướng dẫn cha mẹ quy y Tam Bảo, kết duyên với chính Pháp như lời Đức Phật dạy để cha mẹ được an vui trong đời này cũng như nhiều kiếp về sau.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm