Thứ bảy, 10/06/2023, 09:30 AM

Dục và ác Pháp

Trong 10 điều tâm niệm “Bảo Vương Tam Muội” (BVTM), một bài kinh tạng có 10 điều rất bình dị, có lý và trở thành tiêu đề cho các vị tôn túc về sau bình giảng và trở thành nguồn lực tu tập trong Phật giáo.

Đến mức sai lầm, về sau, khi được nói đến BVTM lại trở thành lời Phật dạy.

BVTM răn dạy như sau:
Điều 1:
Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sanh. Hãy lấy bệnh khổ làm thuốc thần.

Điều 2: Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy. Hãy lấy hoạn nạn làm giải thoát.

Điều 3: Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo. Hãy lấy khúc mắc làm thú vị.

Điều 4: Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không ma chướng, vì không ma chướng thì chí nguyện không kiên cường. Hãy lấy ma quân làm bạn đạo.

Điều 5: Việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng khinh thường kiêu ngạo. Hãy lấy khó khăn làm thích thú.

Điều 6: Giao tiếp thì đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa. Hãy lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ.

Điều 7: Với người thì đừng mong tất cả thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng. Hãy lấy người chống đối làm nơi giao du.

Điều 8: Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có ý mưu đồ. Hãy coi thi ân như đôi dép bỏ.

Điều 9: Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động. Hãy lấy sự xả lợi làm vinh hoa.

Điều 10: Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả. Hãy lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh.

Giới định tuệ là cốt lõi của tất cả các pháp tu!

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trên tài khoản Facebook của mình, Thượng toạ Thích Nhật Từ có đăng một đoạn và giải thích như sau:
Hỏi: Trong Luận bảo vương tam muội, có câu: “Oan ức thì không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả." Nhưng nếu như có người bị tố cáo là giết người mà họ thật sự không giết thì có nên biện bạch không?

Trả lời: Đó là điều thứ mười trong Mười điều tâm niệm. Chúng tôi xin chia sẻ ngắn. Ta phải biết trong một số tình huống ứng dụng những điều tâm niệm có giá trị nhưng cũng có tình huống thiếu khôn ngoan sẽ đưa đến phản tác dụng. Trong mười điều tâm niệm có điều năm, sáu và bảy ta thấy rằng tất cả đều có giá trị tốt. Riêng với điều tâm niệm thứ mười thì quan niệm của Tổ Diệu Hiệp và đức Phật hoàn toàn khác nhau.

Trong kinh Trường Bộ và Trung Bộ, đức Phật dạy những câu nói xác định để tự minh oan cho mình trước khi được luật pháp can thiệp. Câu nói đức Phật dạy: “Cái này không có trong tôi, tôi không phải”. Trong tình huống nếu không tự xác minh rằng ta không phải là tác giả thì đồng nghĩa rằng ta thừa nhận mình là kẻ tội phạm. Do đó, cần phải tự minh oan. Cách minh oan của Phật tử khác với người thanh minh thanh nga. Ta biết rất rõ mình không phải là tác giả, nhưng cũng nên giải thích một cách có nghệ thuật. Sau khi làm công việc đính chính, người khác vẫn tiếp tục hiểu sai về mình thì cái gút đó có mặt một chiều. Bản thân mình đã tháo được cái gút đó thì con đường tu tập là chỗ này.

“…Riêng với điều tâm niệm thứ mười thì quan niệm của Tổ Diệu Hiệp và đức Phật hoàn toàn khác nhau. “- Ông nhấn mạnh.

Có phải chỉ riêng điều thứ 10 không. Hãy đọc cẩn thận từng dòng, từng chữ xem. Rất nhiều luận giải không còn xem đây là lời của tăng chúng, của các vị hậu học về sau mà cứ khăng khăng. 

Bởi vậy, Đức Phật dạy:

Lấy bịnh khổ làm thuốc thần

Lấy hoạn nạn làm giải thoát

Lấy khúc mắc làm thú vị

Lấy ma quân làm bạn đạo

Lấy khó khăn làm thích thú

Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ

Lấy người chống đối làm nơi giao du

Coi thi ân như đôi dép bỏ

Lấy sự xã lợi làm vinh hoa

Lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh

Chúng ta có vô số điều đã làm nên tám vạn bốn ngàn pháp môn tượng tự như vậy chứ thực tế Phât lại rất đơn giản, ngắn gọn, xúc tích, nôm na nhưng càng về sau sự phức tạp hóa càng tăng lên khiến phật tử đều bị hút vào mê cung chữ nghĩa, lầm lạc đến hết cuôc đời. Trong khi đó, Đức Phât đến với mọi người theo cách thông thường theo lộ trình dược vạch sẵn: Giới - Định - Tuệ

“Lấy bịnh khổ làm thuốc thần” Đó không phải một phương pháp cho dù đức tính kham nhẫn là một trong những đức tính cần có của người tu sĩ. Nhưng nó không có nghĩa đó là đức tính căn bản mà thậm chí nó nhấn chìm con người như lời dạy: đứng lại thì chìm, bước tới thì trôi dạt, chỉ có vượt qua.

Điều quyết định  con đường tu tập Giới - Định - Tuệ chính là đây, giai đoạn này. Và chính từ đây Đức Phật đã gặp gỡ 1250 Tỳ kheo xin làm đệ tử và chọn lọc được 500 là vậy. Khi thiếu ngủ căn, ngủ lực, lớp tăng chúng sau này đều rơi rớt ở bướcđầu tiên giới, thành thử toàn bộ tăng chúng ăn uống như bình thường, nuôi dục, để hoá bệnh, hoá lậu hoặc và rồi xem lậu hoặc là đạo bạn. Con đường tu tập vì vậy được nhắc nhở, an ủi nhau rằng đức Phật còn phải tu qua vô lượng kiếp. 

“…Điều 1 : Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sanh. Hãy lấy bệnh khổ làm thuốc thần…” không bệnh khổ thì dục vọng dễ sanh sao? Đó là nhầm lẫn lớn không thể tưởng. Chính lậu hoặc, bệnh khổ từ tâm được chuyển đến khi tái sinh (Con người sinh ra từ dục) nên nó chiêu cảm, tương ưng ác pháp tạo nên. Bệnh khổ là ác pháp cần trừ diệt. Đó là tứ chánh cần. Đây chính là sự tự bịp, tự lừa mình khi không có đủ dũng khí, đủ tín lực, tấn lực.

Con đường bắt đầu của Đức Phật chính là không bệnh khổ, trừ diệt bệnh khổ ở đây lại nói ngược hoàn toàn lời của Đức Phật. Diệt bệnh khổ để có một thân thể nhẹ nhàng, một tâm thế an nhiên mạnh mẽ như trong thiền xả tâm: “…Giữ thân đươc nhẹ nhàng/ Giữ tâm khéo giải thoát/ Không còn các sở hành/ Chánh niệm không tham trước/ Hiểu rõ được chánh pháp/ Khôg tầm tu  thiền định/ Không phẩn nộ vọng niệm/Không thuỳ miên giải đãi/ Như vậy vị tu sĩ/ Đi giữa những chướng ngại/Đã vượt năm bộc lưu…”

Vượt năm bộc lưu (năm ngọn thác) dục, hữu, kiến, vô minh, ái đó chính là lời Phật dạy.

Sai một li, đi một dặm xưa nay và tình trạng mất phương hướng, lạc đường từ thiện pháp ban đầu, con người đã lạc vào cái trung đạo mù mờ và một số đã lạc vào ác đạo với mê tín, thần quyền, với sự sai khiến của đồng tiền, của dục vọng khi nào mà chẳng biết, chẳng hay. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm