Đừng để bị lòng tham chi phối
Đừng để bị lòng tham chi phối giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lòng tham và mức độ của nó, từ đó nhìn lại mình, biết cách điều chỉnh cũng như giáo dục thế hệ mai sao để không bị lòng tham dẫn đến những con đường tội lỗi và làm mất đi giá trị đạo đức của bản thân.
Đức Phật dạy: Tham là một trong ba độc làm cho con người rơi vào đau khổ. Là một kẻ phàm phu về bản chất ai cũng có lòng tham, kể cả những người đang tu học. Tham là gì và làm sao để chuyển hóa hoặc hạn chế lòng tham để nó không chi phối? Bài chia sẻ về chủ đề “ Đừng để bị lòng tham chi phối” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều này.
Tham là gì?
Tham là sự đắm say, sự tham đắm, sự ham muốn, sự đam mê về một điều gì đó. Có năm nhu cầu khiến con người dễ sinh lòng tham, đó là: Tài (tài sản); sắc (sắc đẹp, hình thức bên ngoài); danh (danh thơm, tiếng tốt, đức cao vọng trọng); thực (ăn uống); thùy (ngủ nghỉ).
Cơ bản nhất chúng ta hiểu được tham là bản chất của con người phàm phu, chưa tu hành chứng Thánh. Chúng ta không thể bỏ được hoàn toàn lòng tham nhưng có đủ khả năng để nó không chi phối chúng ta.
Lòng tham biểu hiện từ nhỏ đến lớn, từ những thứ đơn giản đến những thứ phức tạp và càng vi tế hơn rất nhiều. Nó sẽ khiến con người không có điểm dừng và tạo ra những nghiệp xấu, rơi vào nhân quả trầm luân sinh tử mà không khéo chúng ta không nhận ra mình đang tham và mức độ tham của mình như thế nào?
Mức độ của lòng tham
Trong năm giới của người cư sĩ Phật tử, tham thuộc giới thứ 3 mà Đức Phật khuyên chúng ta nên dừng lại. Tham có nhiều tầng nghĩa và mức độ khác nhau. Không hẳn một người không trộm cắp, chiếm đoạt của ai là không tham và đinh ninh rằng mình là người tốt.
Cơ bản, mỗi một người chúng ta đều có sự chịu đựng hoặc là khả năng kiềm chế lòng tham khác nhau. Chẳng hạn khi vào chùa bị mất đôi dép, chúng ta chỉ trích “ Có đôi dép cũng tham”. Nhưng khi ra đường thấy ai làm rơi $10.000 thì trong lòng chúng ta phân vân: Có nên nhặt để trả lại hay là cho vào túi riêng của mình? Ý nghĩ đó là biểu hiện của lòng tham.
Những người ở ngưỡng quá thấp: Từ những đôi dép hay từ những cái vặt vãnh mà cũng ham muốn thì người đó dễ bị lòng tham chi phối nhiều hơn.
Tham chia thành hai loại: Tham lam và gian tham
– Tham lam: Là khát vọng, mong muốn những thứ chưa thuộc về mình nhưng bằng cách cố gắng để đạt được nó mà không làm hại đến ai. Ví dụ như: Ước gì mình co một chiếc xe đẹp như bạn bè”
– Gian tham: Là vật đó của người khác nhưng chúng ta nghĩ cách để chiếm đoạt nó bằng nhiều thủ đoạn khác nhau gây hại cho người khác. Ví dụ như: Thấy người khác có điện thoại tốt, dùng bạo lực để chiếm đoạt nó.
Như vậy, trong năm nguyên tắc đạo đức của người cư sĩ Phật tử, giới không trộm cắp là Đức Phật chỉ ngăn cho chúng ta không ham muốn một cách phi pháp. Nghĩa là người Phật tử chúng ta không gian tham, không tham lam là người tốt rồi bởi chúng ta chỉ đang nằm trong tính thiện tương đối chứ chưa phải là tuyệt đối.
Biểu hiện lòng tham của con người
Bần cùng sinh đạo tặc
Con người ai cũng tham nhưng cách biểu hiện lòng tham mỗi người mỗi khác. Chẳng hạn một số người khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, dù trước đó họ là người có đạo đức nhưng buộc lòng phải vượt qua những cái ngưỡng đạo đức vì sự sinh tồn của mình hay của người khác.
Câu chuyện về một cô gái ở Đài Loan thường ăn cắp thực phẩm. Sau khi xem camera an ninh người ta phát hiện được và người ta bắt cô. Sau đó cô bị án treo và cấm không cho ra khỏi khu vực đang ở. Cô quay trở về nhà. Sau ba tháng thì cảnh sát và mọi người không thấy cô ra khỏi chung cư cô thường ở. Cuối dùng người ta phá cửa sổ vào thì phát hiện cô đã chết vì đói.
Cho nên, tình huống này chúng ta phải xét lại họ tham vì động cơ gì để mở lòng và cảm thông cho họ.
Không có sự kiềm chế về những ham muốn
Bên cạnh đó cũng có một số lòng tham biểu hiện thành một hành động rất dã man. Câu chuyện về cướp giật điện thoại chặt đứt cánh tay người khác khiến cả cộng động lên án. Nó mang tính chất rất nguy hiểm, đem đến nỗi khổ và sự đau đớn cho người khác.
Chúng ta cần hiểu thêm một chút nữa: Nếu sở hữu nào của chúng ta có được từ sự đau khổ của người khác thì đó cũng xem như là không chính đáng!
Tham vì thói quen
Song song đó vẫn có những người tham vì thói quen. Người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ăn cắp tại siêu thị rất nhiều khiến hình ảnh của đất nước bị ảnh hưởng lớn. Thực tế họ không rơi vào cảnh bần cùng, thiếu thốn nhưng vì không đủ kiểm soát lòng tham của mình nên luôn muốn gom mọi thứ về cho riêng mình.
Hoặc những người giàu, các doanh nghiệp làm ăn toan tính gạt người, ăn gian công sức đóng góp của người khác, xén bớt những đồng lương bằng cách này cách kia.
Tính toán chi li, kỳ kèo giá cả
Việc kỳ kèo mặc cả giá với người nghèo khó cũng là biểu hiện lòng tham, toan tính từng ly, từng tí trong hành vi sống của mình. Cho nên trong cuộc sống đời thường ngày, chúng ta tự xem lại mình trong mỗi trường hợp: Cái nào cần mở lòng thì mở lòng, cái nào buông xả thì buông xả, cái nào tha thứ thì tha thứ, cái nào cần tính thì tính.
Điều trên cho ta thấy rằng: Giàu không có nghĩa là không tham. Tham là tính cơ bản của con người rồi từ vô thỉ đến nay.
Sự cố chấp vào vật sở hữu của riêng mình
Mặc dù chúng ta không ăn cắp của ai, không gian dối ai, không lừa đảo ai nhưng người ta xâm phạm đến sở hữu của mình là dứt khoát mình không chấp nhận được. Vì sao? Bởi mình còn tham cho nên còn bảo vệ vật sở hữu của mình, đó là sở hữu hợp pháp, không sai, nhưng tính cố chấp vẫn còn. Đối với các bậc Thánh đã hoàn toàn loại bỏ lòng tham thì sẽ không bận tâm đến việc đó.
Đừng để bị lòng tham chi phối
Trong xã hội hiện đại này, lòng tham chi phối mọi tầng lớp trong xã hội, kể cả người giàu. Nguyên nhân là do cách giáo dục của thế hệ đi trước có nhiều lỗ hỏng, những bậc làm cha làm mẹ lao vào công việc kiếm tiền, làm giàu rồi cung phụng cho con cái vật chất đủ đầy, khiến cho mọi nhu cầu của chúng luôn được đáp ứng, dần dần phát triển cao hơn và không có điểm dừng, trong khi đó, giá trị đạo đức không được đề cao.
Vì thế, đạo Phật mãi là một nền tảng rất căn bản cho đời sống hạnh phúc, ổn định trong mọi thời mọi lúc. Những lời dạy của Đức Phật về thiểu dục tri túc, sống biết đủ luôn giúp cho con người thắng lại sự quá đà trong nhu cầu. Một người học Phật sẽ biết biết đạo đức – nhân quả – tội phước. Giáo dục đạo đức sẽ hạn chế bớt tội ác của con người .
Vì vậy, một người muốn hạn chế sự chi phối của lòng tham cũng như giáo dục thế hệ mai sau không rơi vào những sự tham lam quá đà, cần phải áp dụng những biện pháp như:
Thứ nhất là giáo dục về Đạo đức – Nhân quả – Tội phước: Để hạn chế đi sự tham lam hay sự gian tham của chúng ta .
Thứ hai là khuyến khích cho người khác sống phải biết ban tặng – chia sẻ – bố thí: Một người sống vì người khác thì ít có những hành vi lừa đảo, dối trá để chiếm hữu một cách bất hợp pháp .
Thứ ba một người có nhận thức sống là Tri túc – biết đủ thì sẽ giảm thiểu gần như tối đa các việc chi phối của Tham lam – Gian tham và cả lòng tham .
Đặc biệt hơn, nếu một người đạt được nhận thức về Vô ngã và ứng dụng cách sống theo tinh thần vô ngã thì mức độ loại bỏ triệt để lòng tham sẽ là tuyệt đối.
Dựa vào bài giảng: Đừng Để Bị Lòng Tham Chi Phối – Thầy Thích Phước Tiến
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự oán hận của vong hồn thai nhi
Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.
Đi chùa sám hối?
Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.
Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao
Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.
“Đây là lời thật lòng của tôi, người từng ở trong bùn lầy và đã ra khỏi bùn lầy”
Phật giáo và người trẻ 13:45 08/11/2024Người ta có thể phạm rất nhiều lỗi trong đời, nhưng ngàn vạn lần không nên phạm tội tà dâm! Cổ nhân nói: “Vạn ác, dâm đứng đầu!” Nhưng mãi đến hôm nay tôi mới nhận ra uy lực của câu nói này.
Xem thêm