Đừng để lửa sân đốt hết rừng công đức
Ngài Shantideva viết trong quyển Cách sống của Bồ-tát (The Bodhisattva’s Way of Life) , đoạn kệ đầu tiên trong chương “Nhẫn” rằng: "Dẫu có bao công đức/ Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí/ Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống/ Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả".
Hàm ý của câu kệ này là để có thể vun trồng viên mãn sự kiên nhẫn và khoan dung, mỗi hành giả cần có sự nhiệt tâm mạnh mẽ, ý chí vững chãi, vì nhiệt tâm càng lớn thì khả năng chịu đựng những khó khăn gặp phải trong quá trình tu tập càng cao.
Không chỉ vậy, hành giả còn được chuẩn bị để tự nguyện chấp nhận những khó khăn không tránh được trên con đường đạo. Do đó, bước đầu tiên là tạo ra sự nhiệt tình mạnh mẽ này, bằng cách suy ngẫm về bản chất hủy hoại của sân hận, cũng như những tác động tích cực của sự kiên nhẫn và khoan dung.
Theo chương này, người đọc biết rằng sự phát khởi sân hận, dù chỉ trong khoảnh khắc, vẫn có khả năng tiêu diệt các công đức tích lũy trong hơn cả trăm a-tăng-kỳ kiếp. Nếu đối tượng của sự tức giận hay thù hận của ta là một vị Bồ-tát đã tu tập lâu trên con đường đạo, trong khi ta, người đang ghét hoặc sân hận không phải là một vị Bồ-tát, thì số lượng công đức bị phá hủy sẽ rất lớn. Trái lại, nếu một vị Bồ-tát phát sinh tức giận đối với một vị Bồ-tát khác, có lẽ công đức bị phá hủy sẽ ít hơn.
Tuy nhiên, khi nói rằng các công đức tích lũy qua bao kiếp sống bị phá hủy bởi một khoảnh khắc giận dữ, chúng ta phải xác định thực ra loại công đức nào sẽ bị phá hủy. Cả văn bản này và Nhập vào Trung đạo (Entry into the Middle Way) của Shantideva, đều đồng ý rằng những công đức bị phá hủy - không thuộc về khía cạnh trí tuệ mà về khía cạnh thực hành trên con đường đạo.
Đặc biệt, chúng bao gồm các công đức được tích lũy thông qua việc thực hành bố thí hoặc rộng lượng, cũng như các đức tính được tích lũy trên cơ sở tuân giữ một đời sống có giới hạnh, đạo đức. Ngược lại, các công đức được tích lũy thông qua việc tu tuệ, như là có được cái nhìn sâu sắc về bản chất tột cùng của thực tại và các công đức được tích lũy thông qua các thực hành thiền định, trí tuệ có được thông qua thiền định, vẫn vượt ra ngoài phạm vi bị hủy diệt bởi sự tức giận và thù hận.
Đoạn kệ thứ hai như sau:
Không có gì độc hại bằng sân hận
Không có gì vững chắc hơn nhẫn
Nên tôi phải bằng nhiều cách
Thiền quán về nhẫn nại.
Nói chung, có rất nhiều cảm xúc phiền não như tự phụ, kiêu ngạo, ganh tỵ, tham lam, ái nhiễm, tâm hẹp hòi, v.v…, nhưng trong tất cả những điều này, sân giận hay hận thù bị coi là cái ác lớn nhất. Có hai lý do đưa đến nhận định đó.
Một là hận thù hay tức giận là trở ngại lớn nhất đối với một hành giả đang khao khát nâng cao Bồ-đề tâm của mình - khát vọng vị tha và một trái tim thiện lành. Thứ hai, khi hận thù và giận dữ phát sinh, chúng có khả năng phá hủy giới hạnh và sự bình tĩnh của tâm trí. Chính vì những lý do này mà hận thù được coi là điều ác lớn nhất.
Hai câu kệ cuối cùng trong đoạn này là:
Nên tôi phải bằng nhiều cách
Thiền quán về nhẫn nại.
Vì mục tiêu của chúng ta là nâng cao khả năng khoan dung và thực hành nhẫn nại, ta phải có thể chống lại các lực của sự tức giận và thù hận, nhất là thù hận. Ta cần sử dụng mọi phương tiện để tăng sự thuần thục với nhẫn nại. Không chỉ trong các tình huống thực tế, mà ta còn phải sử dụng trí tưởng tượng để hình dung các tình huống, sau đó xem ta sẽ phản ứng như thế nào. Lúc nào ta cũng nên cố gắng chống lại sự thù hận và phát triển khả năng khoan dung và nhẫn nại của mình.
Tâm ta sẽ không được bình an
Nếu nó nuôi dưỡng ý nghĩ hận thù
Ta sẽ không thấy niềm vui hay hạnh phúc
Không ngủ được, ta cảm thấy bất an.
Đoạn kệ này phác họa ra những tác động tai hại của hận thù, rất rõ ràng, rất cặn kẽ và ngay lập tức. Thí dụ, khi một ý nghĩ hận thù mãnh liệt nảy sinh, ngay tức thời nó hoàn toàn chế ngự ta và phá hủy sự bình an và có mặt của tâm trí. Khi tư tưởng sân hận đáng ghét đó ngự trị trong tâm, nó khiến ta cảm thấy căng thẳng, âu lo đến độ ăn không ngon, ngủ không yên, v.v...
Nói chung, mục đích của sự tồn tại của chúng ta là tìm kiếm hạnh phúc và sự thỏa mãn. Ngay cả trong Phật giáo, khi chúng ta nói về bốn yếu tố hạnh phúc, hoặc bốn yếu tố của sự viên mãn, hai yếu tố đầu tiên có liên quan đến việc đạt được niềm vui và hạnh phúc theo cách nghĩ của thế tục, bỏ qua những khát vọng tín ngưỡng hoặc tâm linh tột cùng như giải thoát và giác ngộ. Để trải nghiệm đầy đủ hơn mức độ an vui và hạnh phúc đó, mấu chốt là trạng thái tâm của ta.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau góp phần vào việc đạt được mức độ an vui và hạnh phúc đó. Những yếu tố này chúng ta thường cũng nhìn nhận là nguồn hạnh phúc, như sức khỏe tốt, được coi là một trong những yếu tố cần thiết cho một cuộc sống hạnh phúc. Một yếu tố khác là sự sở hữu tài sản mà ta tích lũy được. Thông thường, ta coi đây là nguồn vui và hạnh phúc. Yếu tố thứ ba là có bạn bè hoặc bạn đồng hành. Ta thường nhận ra rằng để tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn, ta cũng cần có những người bạn mà ta tin tưởng và có thể liên hệ về mặt tình cảm.
Tất cả những điều này, trong thực tế, là nguồn hạnh phúc, nhưng để có thể tận hưởng chúng trọn vẹn, trạng thái tâm của ta rất quan trọng. Nếu ta nuôi dưỡng những suy nghĩ thù hận bên trong, hoặc sân hận mãnh liệt trong sâu thẳm, thì chúng hủy hoại sức khỏe của ta, như thế là chúng đã phá hủy một trong những yếu tố cần thiết để được hạnh phúc.
Ngay cả khi ta có tài sản kếch xù, mà ta ở trong một khoảnh khắc giận dữ hoặc thù hận mãnh liệt, thì giống như ta đang ném chúng đi. Như thế, không có gì đảm bảo rằng chỉ sự giàu có thể mang lại cho ta niềm vui hoặc sự mãn nguyện mà ta kiếm tìm. Tương tự, khi ta ở trong trạng thái giận dữ hoặc thù hận dữ dội, ngay cả bạn thân của ta cũng tỏ ra lạnh lùng, xa cách, hoặc khá khó chịu với ta.
Nếu quán sát sự tức giận hoặc những suy nghĩ thù hận phát sinh trong ta như thế nào, ta sẽ thấy rằng, nói chung, chúng phát sinh khi ta cảm thấy bị tổn thương, khi ta cảm thấy rằng mình đã bị đối xử không công bằng bởi ai đó, trái với mong đợi của ta. Ta có cảm giác rằng chúng đến như để bảo vệ, như để giúp ta chiến đấu hoặc trả thù người đã gây hại cho ta. Nhưng trên thực tế, đó chỉ là ảo tưởng. Đó là một trạng thái rất mê lầm của tâm.
Ngược lại, nếu ta phản ứng một cách tiêu cực trong một tình huống nào đó, thay vì một cách khoan dung, thì không chỉ không có lợi ích ngay lập tức, mà điều đó còn tạo ra hạt giống của sự sụp đổ trong tương lai. Theo quan điểm của Phật giáo, người sân hận, trả thù, trả oán sẽ tự mình phải chịu nghiệp quả trong kiếp sống tương lai. Vì vậy, không chỉ không có lợi ích ngay lập tức, nó còn có hại về lâu dài cho cá nhân.
Đây là những hậu quả trực tiếp của sự thù hận. Nó mang lại cho người sân si sự biến đổi vật lý rất xấu xí, khó coi. Ngoài ra, khi sự tức giận và thù hận mãnh liệt phát sinh, nó ảnh hưởng đến phần tốt nhất của bộ não ta, khiến cho khả năng phán đoán giữa đúng, sai và đánh giá hậu quả dài hạn và ngắn hạn, trở nên hoàn toàn không thể hoạt động. Não bộ không thể hoạt động được nữa. Người đó gần như đã trở nên điên rồ. Đây là những tác động tiêu cực của việc tạo ra sự tức giận và thù hận. Khi quán xét về những tác động tiêu cực và phá hoại của sự tức giận và thù hận, ta nhận ra rằng cần phải tránh xa những cảm xúc nông nổi như vậy.
Trong chừng mực nào đó, của cải vật chất không thể bảo vệ ta khỏi những tác động phá hoại của sự tức giận, thù hằn. Dầu bạn có là tỷ phú, bạn cũng sẽ phải chịu ảnh hưởng xấu của sân hận. Học vị cũng không thể che chắn bạn khỏi những tác động này. Tương tự, pháp luật cũng không thể đảm bảo sự an toàn cho bạn. Ngay cả vũ khí hạt nhân, cho dù hệ thống phòng thủ có tinh vi đến đâu, cũng không thể bảo vệ ta khỏi những tác động này.
Yếu tố duy nhất có thể cung cấp nơi ẩn náu hoặc bảo vệ ta khỏi những tác động phá hoại của sự tức giận và thù hận là thực hành khoan dung và nhẫn nại.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Xem thêm