Tìm lại chính mình
Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Một người trong số các thanh niên nói cho Đức Phật biết tại sao họ đi tìm cô gái ấy:
- 29 cặp vợ chồng chúng tôi đến đây vui chơi, riêng một người chưa có vợ nên dắt theo một nữ tỳ. Cô ta đã thừa dịp chúng tôi không để ý, lấy hết vàng bạc trốn đi mất.
Đức Phật ôn tồn hỏi các thanh niên:
- Này các thiện nam tử, đi tìm cô gái đó và đi tìm chính mình, việc nào quan trọng hơn?
Các thanh niên trả lời:
- Thưa Sa-môn, đi tìm chính mình là việc làm quan trọng hơn.
- Vậy các thiện nam tử hãy ngồi xuống đây!
Sau khi các thanh niên ngồi xuống, Đức Phật nói pháp Tứ Thánh đế cho họ nghe. Cuối bài pháp, cả 30 thanh niên đều giác ngộ, xin Phật xuất gia. Đức Phật chấp thuận cho họ xuất gia và gia nhập Tăng đoàn.
Theo Lịch sử Đức Phật.
Chỉ cần là chính mình, tỏa sáng một cách chân thật nhất
Bài học đạo lý:
Vâng, thưa Sa-môn (Đức Phật), đi tìm chính mình là việc làm quan trọng hơn hay quan trọng nhất. Từ lâu chúng con đã biết vậy. Nhưng tìm mình là tìm cái gì đây khi thân tâm này, tứ đại (đất -nước- gió- lửa), ngũ uẩn (sắc- thọ- tưởng- hành- thức) đều vô thường, vô ngã!?
Trong câu chuyện trên, Phật dạy nhóm thanh niên kia đi tìm mình qua pháp Tứ Thánh đế, nghe xong chư vị ấy liền giác ngộ, xuất gia, chứng đắc đạo quả. Trong Tứ đế, Khổ đế là nhận ra cuộc đời vui ít khổ nhiều.
Một số rất ít người có phước vui nhiều hơn khổ thì vui ấy cũng tạm bợ, không bền. Tập đế là nhận ra cái cội nguồn sâu xa của khổ là tham ái, ái dục. Thấy thì dễ mà vượt thắng ái thì khó vô vàn. Âu đó cũng là thân phận chúng sinh trong cõi dục với bản chất là ái dục. Diệt đế là đạo quả Niết-bàn. Đạo đế là hành Bát thánh đạo, 37 trợ đạo là con đường Giới-Định-Tuệ.
Nếu chưa đạt đến sự giác ngộ nhanh chóng kia thì chúng ta có thể tìm mình đúng như nghĩa đen của nó-xem lại mình. Xem cái thân mình đã-đang-sẽ làm gì, cái miệng mình đã-đang-sẽ nói gì, cái ý mình đã-đang-sẽ nghĩ gì. Chừng ấy thôi, nếu ai có căn lành, thấy xấu thì không làm, thấy thiện thì phát huy. Như thế cũng quý hóa lắm rồi!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm