Dùng hoa, hương, trái giả cúng Phật liệu có mang tội?
Xin cho biết những lễ phẩm cúng Phật hàng ngày tại tư gia bao gồm những gì? Cúng thờ những “lễ vật” giả như quả nhựa, hoa vải, nhang đèn điện có mang tội không?
Hỏi:
Xin cho biết những lễ phẩm cúng Phật hàng ngày tại tư gia bao gồm những gì? Cúng thờ những “lễ vật” giả như quả nhựa, hoa vải, nhang đèn điện có mang tội không? Có nên thực hành cúng Ngọ tại tư gia không? Phật là đấng Giác ngộ, thể nhập pháp thân cố nhiên không thọ thực như chúng sanh thì tại sao trong Nghi thức cúng Ngọ lại có bát cơm cùng việc trì chú Biến thực chơn ngôn và Cam lồ thủy chơn ngôn?
Đáp:
Cúng Phật là một trong những biểu hiện tâm thành kính đồng thời là bổn phận cơ bản của người thờ Phật. Sẽ mất cơ hội tích lũy, vun bồi phước báo cho tự thân và đắc tội thất kính nếu thờ Phật mà sơ suất, chểnh mảng việc cúng dường. Lễ phẩm cúng Phật tại tư gia rất đơn giản, thông thường bao gồm: 1-hoa (bông hoa), 2-quả (trái cây), 3-hương (nhang, trầm), 4-đăng (đèn) và 5-trà (nước trà, tịnh thủy-nước sạch), (Lục cúng còn có: 6-nhạc).
Trên bàn thờ Phật, lúc nào bông trái cũng tươi tốt, nhang đèn sáng sủa, bàn thờ sạch sẽ, tinh tươm là điều lý tưởng. Song tuỳ thuộc vào hoàn cảnh riêng của mỗi gia đình, không phải bất cứ nhà nào cũng làm được việc ấy. Trong trường hợp điều kiện không cho phép thì chỉ dâng cúng hoa trái vào những ngày Rằm, mùng Một hoặc những ngày vía Phật và Bồ tát mà thôi. Tuy nhiên, những ngày còn lại trong tháng dẫu không có hoa trái nhưng nhang đèn luôn đầy đủ, phải quét dọn bàn thờ sạch sẽ, rút bớt chân nhang, thay nước sạch, đốt hương cúng Phật mỗi ngày.Theo thiển ý của chúng tôi, dùng những lễ vật như hoa giả, trái giả, nhang điện, đèn nến điện để “cúng” Phật tuy không mang tội nhưng cũng không nên. Dẫu rằng, với công nghệ chế tạo hiện nay nhang, đèn, hoa, trái giả trông khá đẹp và giống như thật nhưng chúng chỉ là vật trang trí chứ không phải là lễ phẩm để dâng cúng. Phẩm vật dâng cúng dù nhiều hay ít, tốt hoặc xấu, ngon hay dở đều phải là thật, lễ bạc nhưng lòng thành và tâm thành thì Phật chứng. Lễ phẩm là biểu hiện của tấm lòng, do đó sẽ lố bịch khi dùng lễ giả để mong biểu thị tấm lòng chân thật.
Mặt khác, về phương diện thẩm mỹ, nhất là trong việc thờ phụng thì giả tạo lại càng không nên. Nhang điện không có khói thì không thể nào “nguyện đem lòng thành kính gửi theo đám mây hương” được; đèn nến điện thì chẳng thể nào lung linh, huyền ảo; hoa vải và trái nhựa thì sống sượng, khô cứng; đôi khi còn có cả một hệ thống đèn chớp nháy xanh đỏ lập loè, loạn xạ. Tất cả những “lễ phẩm” này không tạo nên sức sống, sự trang nghiêm, thanh tịnh và sống động của bàn thờ Phật. Chính sự cứng nhắc, loè loẹt và giả tạo này đã làm mất đi nét thành kính thiêng liêng, đông cứng những rung động tâm linh, do vậy khó có thể giao cảm với Phật lực.
Tại tư gia, cúng Ngọ nếu được thực hành vào mỗi ngày thì rất tốt song không bắt buộc. Đa phần, hàng Phật tử chỉ cúng Ngọ mỗi khi trong gia đình có kỵ giỗ, cúng linh còn thường ngày chỉ đốt hương mà thôi. Chỉ riêng ở chùa, cúng Ngọ là một trong những lễ tiết quan trọng, được thực hiện hàng ngày.
Đúng như nhận thức của các bạn, Phật là đấng Giác ngộ, chứng nhập pháp thân, cố nhiên Ngài không thọ thực như chúng sanh. Do đó, cúng Phật (cúng Ngọ) không phải để Phật “ăn” như cúng linh hay cúng thí cô hồn mà chỉ cầu Phật chứng. Vì thế, những lễ phẩm dâng cúng Phật, kể cả bát cơm tượng trưng cho vật thực, chỉ có ý nghĩa biểu trưng cho lòng thành kính mà thôi. Điều chủ yếu trong cúng Phật là thông qua những lễ phẩm tượng trưng ấy để dâng cúng trọn vẹn tấm lòng thanh tịnh với ngũ phần tâm hương là giới hương, định hương, giải thoát và giải thoát tri kiến hương.
Tuy nhiên, trong nghi thức cúng Ngọ thì ngoài việc cúng Phật ra còn có phổ đồng cúng dường. Trên hết là cúng dường chư Phật trong mười phương, kế đến là chư Hiền Thánh, sau cùng là chúng sanh trong lục đạo, dâng cúng hết thảy chúng sanh trong pháp giới. (Thượng cúng thập phương Phật, trung phụng chư hiền Thánh, hạ cập lục đạo phẩm…) Muốn chúng sanh trong lục đạo ăn được, tất yếu phải gia trì thần chú biến thực, biến thủy. Ngay đây, chúng ta cần xác định rõ là cúng Phật (Ngọ) với lễ phẩm cơm, nước, hoa, trái, nhang, đèn cùng với tâm thành kính, thanh tịnh của ngũ phần tâm hương là đủ. Còn vấn đề gia trì thần chú Biến thực, biến thủy trong nghi thức cúng Ngọ chỉ dùng để cúng dường tất cả chúng sanh trong lục đạo. Không nên hiểu và liên tưởng một cách máy móc, thô thiển về việc dâng cúng cơm nước và trì tụng thần chú biến thực, biến thủy trong nghi thức cúng Ngọ là cúng cho Phật “ăn” như các chúng sanh khác.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hóa giải ác mộng
Hỏi - Đáp 19:40 04/11/2024Hỏi: Hiện tôi có chút vướng mắc là thường xuyên gặp ác mộng, mỗi lần như vậy thì thân thể mệt mỏi, tâm tư khá bất an và lo sợ. Mong được hướng dẫn cách thức tu tập thế nào để chuyển hóa những ác mộng đó?
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Bạn phải là người đủ đầy trước
Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!
Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?
Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?
Xem thêm