Vì sao không được dùng miệng để thổi tắt hương, nến khi cúng Phật, gia tiên?
Tắt nến hoặc châm hương xong thì không được dùng miệng thổi mà phải lấy tay phẩy cho tắt lửa nếu không sẽ phải tội.Vậy quan niệm này có đúng hay không?...
Người dân Việt Nam thường có quan niệm, khi chúng ta muốn tắt nến hoặc châm hương xong thì không được dùng miệng thổi mà phải lấy tay phẩy cho tắt lửa nếu không sẽ phải tội.Vậy quan niệm này có đúng hay không? Và khi muốn tắt đèn, hương thì nên tắt thế nào để được những điều tốt lành? Kính mời quý Phật tử và độc giả cùng lắng nghe câu trả lời của Đại đức Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây.
Ý nghĩa việc dâng hương, dâng nến trong thờ cúng
Trong nghi lễ Phật giáo, hương hay nến là hai trong sáu vật phẩm dâng cúng, gồm: hương, hoa, đăng, trà, quả, thực. Trong buổi vấn đáp Phật Pháp, Đại đức Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ: “Hương hay nến dâng lên để cúng Phật, cúng các bậc Thánh hiền cho đến cúng tiên tổ, những bậc đáng kính đều là thể hiện sự cung kính. Hương thể hiện cho hương của đức hạnh. Nến hay đăng, đèn tượng trưng cho trí tuệ soi sáng. Tất cả những điều đó đều thể hiện sự cung kính và sự mong muốn của mình”.
Đại đức cũng chia sẻ rằng, mình mong muốn có trí tuệ như ngọn nến này, mong có được đức hạnh như cây hương này. Đó là hương thơm của người đức hạnh.
Trong kinh Tăng Chi I, chương 3, phẩm A-nan-đà, phần Hương, Đức Phật cũng dạy Ngài A-nan về sự quý giá của hương đức hạnh: “Không một hương hoa nào; Bay ngược chiều gió thổi; Dầu là hoa chiên đàn; Già la hay Mạt lỵ; Chỉ hương người đức hạnh; Bay ngược chiều gió thổi; Chỉ hương bậc Chân nhân; Biến mãn mọi phương trời”.
Từ lời Đại đức lý giải, chúng ta thấy được việc dâng hương, nến trong thờ cúng có hai ý nghĩa cơ bản: Một là thể hiện sự cung kính; hai là thể hiện mong ước có được ánh sáng trí tuệ và mang trong mình hương của đức hạnh cao quý.
Tại sao không nên dùng miệng để thổi hương, nến khi cúng lễ?
Lý giải quan điểm không nên dùng miệng để thổi hương, nến khi cúng lễ, Đại đức chia sẻ: “Trong oai nghi nhà Phật dạy chư Tăng khi đốt hương, đốt nến cúng Phật thì không được dùng miệng để thổi, vì thổi như thế không cung kính. Trước mặt Phật, ta cầm nén hương ta thổi phù phù, đại chúng thấy có cung kính không? Không cung kính chút nào”.
Trong kinh Thắng Trận - Quán Thân Bất Tịnh, Đức Phật dạy miệng là một trong những bộ phận trên cơ thể chảy ra những đồ bất tịnh. Vậy nên, y lời Đức Phật dạy và lời giảng giải trên Đại đức, chúng ta hiểu được lý do không dùng miệng thổi nến, thổi hương: Thứ nhất miệng của chúng ta không được thanh tịnh, sạch sẽ. Thứ hai là hành động chúng ta dùng miệng thổi nến, hương thể hiện sự không cung kính của chúng ta đối với chư Phật, các bậc Thánh hoặc với gia tiên, tiền tổ khi cúng lễ.
Cách tắt nến, hương khi cúng để tránh bị quả báo không tốt
Vậy chúng ta nên tắt nến, hương thế nào cho đúng cách và được lợi ích? Đại đức Thích Trúc Thái Minh chỉ dạy: “Để tắt nến, tắt hương chúng ta dùng tay phẩy nhẹ, hoặc chúng ta cầm hương phẩy nhẹ . Các cách khác đều có thể được, nhưng phải thể hiện sự cung kính. Chúng ta không nên dùng miệng thổi hương, thổi nến; dùng miệng thổi bụi trên ban thờ. Vì hơi miệng mình không được thanh tịnh. Hay bụi bám trên tượng Phật, ta dùng miệng thổi đi cũng không được, ta phải dùng khăn, dùng vải, dùng giấy sạch sẽ ta lau”.
Ý nghĩa ba nén hương trong Phật giáo
Như chúng ta đã biết, mọi sự vật sự việc diễn ra trên vũ trụ này đều nằm trong vòng nhân quả. Đây cũng là giáo lý căn bản, xuyên suốt trong Đạo Phật. Vậy theo quan điểm của Đạo Phật, hành động dùng miệng thổi nến, thổi hương có quả báo gì? Trong kinh Nhân Quả Ba Đời, Đức Phật dạy: “Môi miệng sứt thiếu do nhân gì? Kiếp trước dùng miệng hôi thối tắt đèn cúng Phật”.
Về vấn đề này, Đại đức cũng giảng giải: “Nếu chúng ta dùng miệng thổi nến, thổi hương do không biết thì tội nhẹ; bởi không biết là do chúng ta bảo thủ, chấp trước, không học hỏi, đó cũng thành cái tội. Nhưng nếu chúng ta có học hỏi, biết rồi mà chúng ta vẫn làm thì thành tội cố ý. Điều này không tốt. Bởi vậy, khi chúng ta biết điều này thì chúng ta tránh thổi nến, thổi hương bằng miệng và dạy cho mọi người biết cách tắt nến, tắt hương đúng cách. Ví như, khi tắt nến thì chúng ta không dùng miệng thổi mà dùng một que tăm hoặc vật gì đó để gạt ngọn nến xuống cho lửa tắt đi”.
Từ những lời chia sẻ và chỉ dạy trên Đại đức, mong rằng, quý Phật tử và bạn đọc sẽ có được tri kiến đúng đắn về cách thổi nến, thổi hương. Hy vọng quý Phật tử thực hành theo sự hướng dẫn trên Đại đức để mang lại lợi ích cho mình trong công việc, cuộc sống và tránh được quả báo về sau.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Xem thêm