Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/06/2024, 08:32 AM

Đừng làm trầm trọng việc tu học

Có một điều Thầy cần lưu ý mọi người, rằng đừng làm trầm trọng việc tu học. Hãy thực hiện sự tu học một cách càng thoải mái, càng tự nhiên càng tốt. Cứ sống bình thường, tự nhiên nhưng thường rõ biết vậy thôi. 

Có người Phật tử đến gặp Thầy nói:

- Con xin Thầy cho con được về Bửu Long ở một thời gian để hành thiền.

Thầy mới hỏi:

- Tại sao con lại phải hành thiền ở chùa Bửu Long.

- Vì con ở bên Pháp làm việc căng thẳng quá nên bị khủng hoảng, nên con muốn về Bửu Long hành thiền để lấy lại cân bằng.

Thầy mới nói:

- Ở bên kia đã mệt rồi, đã khủng hoảng rồi, về đây cứ nghỉ ngơi cho thoải mái, chứ việc gì phải “hành thiền” (cười).

Hành thiền theo nhận thức của nhiều người là phải nghiêm túc theo phương pháp, phải hành một cách miên mật, trầm trọng & ghê gớm lắm mới đạt được kết quả. Tất cả những điều đó chỉ là biểu hiện lăng xăng của bản ngã thôi. 

Thật ra pháp vốn đã hoàn hảo rồi, giờ mình chỉ càng buông ra chừng nào thì càng thấy ra sự hoàn hảo chừng đó thôi.

Mình đang bị căng thẳng thì lại cần thư giãn buông xả ra chứ gắng “hành thiền” làm chi cho căng thẳng thêm nữa. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Hành thiền đúng nghĩa chỉ là thư giãn & buông xả, như trong Thất Giác Chi nói về khinh an-định-xả. Bắt đầu từ chính niệm, tức thường sáng suốt rõ biết mình, rồi buông xả. Khi buông xả thì sẽ khinh an, nhẹ nhàng. Khinh an thì tâm ổn định. Như vậy chúng ta có chính niệm-buông xả-khinh an-ổn định.

Tâm ổn định không phải là ngồi tập trung định tâm, cố ngồi thiền cho vào định thì không phải là buông xả & khinh an. Trong khi định đúng nghĩa là tâm hoàn toàn buông xả. Tâm định cao nhất có 2 yếu tố là định & xả. Như mình đang ngồi đây mà tâm không rối loạn, không bị điều gì chi phối thì tâm nó tự xả, như vậy là định-xả rồi đó. 

Tâm mình không ổn định được vì cứ bị dính mắc chuyện này chuyện kia, kể cả dính mắc vào chuyện tu hành. Có khi dính mắc chuyện tu hành mới là trầm trọng hơn cả. Bởi vì dính mắc chuyên ăn, chuyện ngủ là nhu cầu có thực, nhưng dính mắc chuyện tu hành để ảo tưởng sẽ đạt được cái này cái kia, đó mới là sự dính mắc sai lầm nhất. 

Như vậy khi chính niệm & buông xả thì tâm sẽ khinh an, khinh an thì ổn định, tâm ổn định thì nó trong sáng, tất cả chỉ có vậy. Đó cũng chính là nhất hướng xả ly-ly tham-đoạn diệt-an tịnh-chánh trí-giác ngộ-Niết-bàn.

Hãy nhớ rằng tâm an tịnh là do xả ly & ly tham, tức ly dục-ly bất thiện pháp. Như mình ngồi ở đây mà tâm không mong cầu điều gì hết, cũng không khởi lên tâm bất thiện nào cả thì ngay đó là đang định rồi. Chứ không phải ngồi xuống tập trung để cố vào định. Để rồi càng cố tu hành chừng nào, càng sai chừng đó…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Niết bàn, sinh tử thị không hoa

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:48 03/11/2024

Xin Thầy giảng về câu “Niết-bàn sinh tử thị không hoa”. Con xin cám ơn Thầy.

Đạo ở ngay chỗ dừng lại mọi tìm cầu

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:17 02/11/2024

Thầy từng nói Đạo Phật vốn không có giáo lý, và có rất nhiều vị đã phản đối điều này. Vì Tam Tạng Kinh Điển của Phật giáo vô số mà nói “không có giáo lý” sao được!

Không có kiểu học bình yên trong tháp ngà

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:40 02/11/2024

Hỏi: Thưa Thầy ý nghĩa thật sự của cuộc đời đầy thăng trầm đau khổ này là gì?

Tu hành như cọ cây lấy lửa

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:40 31/10/2024

Người xưa có câu “tu hành như cọ cây lấy lửa”, theo con hiểu tức là phải quán sát tâm liên tục và miên mật. Nếu như Thầy dạy chỉ thấy mọi sự như nó đang là rất nhẹ nhàng, vậy có gì khác với câu trên ạ?

Xem thêm