Dừng nghiệp và chuyển nghiệp là gì?
Chính ba nghiệp thân khẩu ý là động cơ dẫn dắt chúng sanh vào vòng trầm luân sanh tử luân hồi nhiều đời nhiều kiếp. Cho nên, muốn thoát ly sanh tử luân hồi, con người phải biết dừng nghiệp và chuyển nghiệp.
Nghĩa là chúng ta phải dừng tất cả những nghiệp ác, nghiệp bất thiện, từ thân khẩu ý của mình, chuyển ba nghiệp thân khẩu ý bất thiện, thành ba nghiệp thiện lành. Ðó chính là trọng tâm tu hành của đạo Phật, chứ không phải những hình tướng bên ngoài, những nghi lễ rườm rà, những van xin cầu khẩn.
Người có nghiệp cờ bạc thì luôn luôn tìm tới các sòng bài bạc để vui chơi trong chốc lát, rồi sau đó đau khổ dài dài. Người có nghiệp hút thuốc thì đi đâu cũng luôn luôn để ý đến chỗ nào bán thuốc lá và giá cả ra sao. Người mang nghiệp nào thì sẽ bị dẫn theo con đường ấy, cũng như kim loại bị nam châm hút vậy.
Con người khi chết đi, thân xác, danh vọng, của cải, thân bằng quyến thuộc, tất cả mọi thứ đều phải bỏ lại thế gian, chỉ mang theo cái "nghiệp báo" tái sanh kiếp sau. Chính cái nghiệp báo này là nguyên nhân làm cho chúng ta sung sướng hay đau khổ vậy. Khi biết được điều đó, liễu tri được điều đó, giác ngộ được điều đó, chúng ta cần phải tìm cách dừng nghiệp, tìm cách chuyển ba nghiệp bất thiện thành ba nghiệp thiện.
"Nghiệp" theo quan điểm Phật giáo là gì?
Trong kinh sách, Ðức Phật dạy pháp môn để dừng nghiệp và chuyển nghiệp. Ðó chính là "Pháp Sám Hối". Người biết ăn năn sám hối mới thực là người biết tu chân chính, không cần phải có hình tướng như thế nào, chỉ cần chúng ta kiên trì, cố gắng tu tâm dưỡng tánh, đúng theo Chánh Pháp, thì đạt được kết quả mỹ mãn.
Kết quả đó là cảnh giới an lạc và hạnh phúc hiện đời, kết quả đó là cảnh giới tây phương cực lạc hay thiên đàng sau này. Chánh Pháp không dành riêng cho những người theo đạo Phật hay bất cứ ai. Chánh Pháp là chân lý cứu kính mà bất cứ ai có "tâm bình thường" cũng có thể tìm hiểu được và thực hành được, một cách bất tùy phân biệt.
Nếu không có "pháp sám hối chơn thực" thì không có thánh nhơn trên đời, không có thiên đàng, hay cảnh giới tây phương cực lạc. Biết bao nhiêu bậc thánh hiền xưa nay có quá khứ bất thiện, xấu ác, gian tà, nhưng nhờ các ngài giựt mình tỉnh thức, qua được cơn mê, quày đầu hướng thiện, cho nên trở thành đại đức thánh nhơn.
Bởi vậy, chúng ta noi gương các ngài, chỉ nên quán xét chính mình, không cần thiết phải bận tâm biết quá khứ của người khác ra sao. Người ta trước đây tạo nghiệp xấu thiệt, nhưng nay đã biết sám hối, đã biết dừng nghiệp và chuyển nghiệp, còn mình thì sao, vẫn đi soi mói việc riêng của người khác để làm gì? Trong kinh sách, Ðức Phật có dạy:
Tội tùng tâm khởi tương tâm sám.
Tâm nhược diệt thời tội diệc vong.
Tội vong tâm diệt lưỡng câu không.
Thị tắc danh vi chơn sám hối.
Thế nào là nghiệp bất thiện và nghiệp thiện?
Nghĩa là muốn tội lỗi thực sự không còn nữa, thì chúng ta phải tiêu diệt cái nguyên nhân chính gây ra tội lỗi, xúi giục mình làm bậy nói bậy nghĩ bậy, đó là vọng tâm lăng xăng, lộn xộn, loạn động, suy nghĩ, tính toán, suy lường, hằng ngày của chúng ta. Một khi đã thực tâm sám hối thì không còn tâm muốn làm, muốn nói, muốn nghĩ những chuyện bậy đó nữa.
Mỗi khi vọng tâm khởi lên, xui khiến mình làm chuyện bậy, bất cứ chuyện gì lợi mình hại người, bảo mình nói lời bậy, bất cứ lời nào gây phiền não cho người khác, giục mình nghĩ ý bậy, bất cứ ý nghĩ nào khen mình khinh người, thì chúng ta phải nhận biết ngay, dừng lại, không theo.
Lâu dần, vọng tâm đó lặng đi rồi, thì tội lỗi cũng không còn gây ra nữa. Cũng giống như mỗi lần trong đầu nhớ tới bản nhạc nào quen thuộc, nếu chúng ta ư ử hát theo thì sẽ nhớ hoài nhớ lâu, còn nếu chúng ta không hát theo, thì ít lâu sau, sẽ quên bẳng đi, không còn nhớ nữa. Ðó mới thực là "chơn sám hối", tức là sám hối chơn chính, chơn thực, thực lòng vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm