Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 08/01/2023, 18:00 PM

Đừng than trời bất công, hãy trách mình nghiệp nặng

Nhiều người luôn thấy mình gặp trắc trở và kém may mắn trong cuộc sống. Bởi vậy họ than thân trách phận và căm hận ông Trời, tuy nhiên họ không hề biết rằng mọi thứ đều có căn nguyên sâu xa dựa trên luật nhân quả.

Trương Đạc người Thiểm Tây từ nhỏ đã hiếu học và thông minh hơn người. Thế nhưng không hiểu sao cứ đến kỳ thi lại chẳng có kết quả mong muốn, đến lúc thi hương cũng trượt. Bạn bè chẳng mấy người muốn kết giao. Cha mẹ ngán ngẩm, bản thân than bất công với ông Trời, nhưng chẳng ích gì. Rồi chẳng may cha mẹ Trương Đạc lần lượt qua đời chỉ trong thời gian ngắn, một mình bơ vơ trên cõi đời mà thấy nản lòng. Các thiếu nữ trong làng cũng ít người quan tâm, Trương Đạc ngày càng bi quan cho rằng mình đã bị trời đất xử tệ.

Rồi một ngày nọ có một thiếu nữ để mắt tới Trương Đạc, là con nhà nghèo mồ côi cha mẹ từ sớm, nhan sắc cũng bình thường. Có người thương, Trương Đạc thấy mình rất may mắn, nên hai người nhanh chóng kết duyên. Trương Đạc mở lớp dạy học ở làng, vợ ở nhà lo nội trợ và làm đồng áng. Nhưng rồi chẳng may tới một ngày nọ, vợ họ Trương lăn ra ốm và không qua khỏi. Con nhỏ chưa kịp có, người vợ yêu lại sớm qua đời, Trương Đạc cảm thấy không ai bất hạnh như mình, chỉ biết ôm mặt mà khóc lóc, than thân trách phận, căm hận ông Trời.

Tu tập thế nào để có thể chuyển nghiệp?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngồi khóc mãi bên mộ vợ tới khuya, Trương Đạc mệt quá thiếp đi. Bỗng dưng giật mình vì có người chạm nhẹ vào vai, mở mắt ra thấy một bà lão có đôi mắt tinh anh đang chăm chú nhìn mình. Bà lão hỏi Trương Đạc vì sao lại ngồi mãi ở đây không về.

Trương Đạc than: “Vợ tôi qua đời, con tôi chưa kịp có, cha mẹ tôi đã mất, công danh sự nghiệp chẳng vào đâu. Còn một mình một thân trên cõi đời này, tôi cảm thấy mình quá khổ. Có ai khổ như tôi? Ông Trời thật bất công với tôi quá!”.

Bà lão nghe xong mỉm cười và bảo Trương Đạc đi theo mình, Trương Đạc không biết vì sao cứ thế đi theo bà mà không cần hỏi. Đến gần một ngọn núi sừng sững, bà lão bảo Trương Đạc cứ đi tiếp, ngoảnh lại đã không thấy người đâu. Trương Đạc nửa tỉnh nửa mơ dấn bước tiếp, thì bỗng thấy mình đang ở trường thi. Có vị quan chủ thí đang ngồi chấm bài, lại gần coi kỹ thấy quan gạch hết nhiều bài hay, có bài dở lại chấm điểm cao. Trương Đạc đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì thì lại thấy vị quan nhận hòm đầy ngân lượng, tay vuốt râu cười ha hả lấy làm hài lòng lắm.

Tiếp đến Trương Đạc thấy có một tên cường hào ác bá đi tới đâu là đánh người, bắt nạt người. Ai ai cũng khiếp sợ mà bỏ chạy.

Tiếp nữa lại thấy một gia đình có người vợ ngồi ôm con khóc trong căn nhà tồi tàn, miếng cơm cũng chả có, trong khi chồng cô đang chén thù chén tạc và chơi bạc….

Trương Đạc gặp mấy cảnh đó cũng thấy bất bình trong tâm nhưng dường như chẳng can thiệp được gì vì không ai nhìn thấy mình. Đang dừng chân ngẫm nghĩ thì nghe tiếng bà lão vừa rồi: “Đã thấy hết chưa?”.

Trương Đạc quay lại trả lời: “Tôi thấy hết rồi, toàn là người xấu thôi à! Bà muốn cho tôi xem mấy cảnh khiến ai cũng bất bình này là có ý gì?”.

Bà lão mỉm cười:

“Cậu vừa quay lại các tiền kiếp của mình đó. Một vị quan tham nhận tiền mà chấm sai kết quả, một tên cường hào chuyên hiếp đáp người khác và một người chồng tệ bạc…, tất cả đều là tiền kiếp của cậu. Những gì đã làm trong tiền kiếp đều tích lại thành nghiệp và kiếp này cậu phải trả một lượt. Bởi thế mà số cậu mồ côi cha mẹ từ sớm, học hành giỏi nhưng không bao giờ thi đậu, lấy vợ khó nhưng rồi cũng chẳng thể hạnh phúc tới đầu bạc răng long, tuyệt tử tuyệt tôn… Đó đều là những món nợ phải trả dần từ các kiếp trước sang kiếp này vẫn chưa hết. Vậy đừng than Trời bất công, hãy cố mà trả hết nợ nghiệp”.

Trương Đạc nghe xong bủn rủn chân tay, từ kiếp làm quan, xuống làm cường hào, xuống nữa thành nhà nghèo xơ xác, rồi đến kiếp này mồ côi, khổ sở trăm bề, càng ngày càng khốn khổ hơn. Trương Đạc lắc đầu buồn bã và hỏi bà lão:

“Xin bà hãy chỉ cho tôi lối thoát, nợ nghiệp nặng vậy tôi sao gánh nổi? Tôi chán sống lắm rồi, có lẽ tôi sẽ quyên sinh cho hết gánh vậy?”.

Bà lão lắc đầu:

“Nếu làm vậy, kiếp sau nghiệp sẽ còn nặng hơn, mà chưa chắc đã được đầu thai vì phạm tội tự sát . Cách duy nhất để giải nợ nghiệp bây giờ là thoát khỏi cõi trần tục mà trở thành người chân tu. Chỉ có cách đó mà thôi. Người tu hành nếu tinh tấn sẽ dần xóa bỏ hết những ác nghiệp và thoát khỏi luân hồi đầy đau khổ và nguy hiểm này. Hãy cố gắng tu hành nếu muốn rũ bỏ mọi ác nghiệp tiền kiếp”.

Trương Đạc nghe xong chợt như tỉnh giấc mộng, vội cúi đầu bái lạy cảm tạ chỉ bảo. Ngẩng đầu lên đã không thấy ai, giật mình tỉnh giấc hóa ra vừa mộng, những gì vừa xảy ra vẫn còn hằn rõ trong tâm trí. Trương Đạc nhớ lại lời bà lão, quyết tâm từ bỏ cõi hồng trần và tầm sư học Đạo, nỗ lực tu hành để thoát khổ ải trần gian.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo

Tư liệu 09:46 14/11/2024

Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.

Tất cả các pháp đều từ tâm sinh

Tư liệu 13:19 13/11/2024

Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.

Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của Thiền sư Không Lộ

Tư liệu 09:36 13/11/2024

Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ.

Từ bi thôi chưa đủ, cần có trí tuệ dẫn dắt

Tư liệu 11:46 10/11/2024

Nếu Từ bi mà không có Trí tuệ thì sao? Từ Bi vô nguyên tắc và mù quáng thì chỉ đem lại những tác dụng tiêu cực. Cho nên nói, chỉ có Từ bi thôi thì chưa đủ mà cần phải có Trí tuệ để dẫn dắt.

Xem thêm