Dùng trí tuệ để nhìn các Pháp
Lâu nay chúng ta nhìn các pháp theo tình thức phân biệt hay là nhìn theo cái tình mê, thì cái đó gọi là thấy nhưng mà thấy theo cái chiều của vô minh sai lầm, thấy theo cái "tôi" điên đảo.
Bởi vậy luôn luôn mang đến phiền não, khổ đau cho mình và cho người.
Thấy cái gì mà thuận theo mình thì yêu, thì thích, còn không thuận theo mình thì ghét, không ưa; hợp với mình thì đúng mà không hợp với mình thì sai.
Như vậy tức là thấy nhưng không thấy theo sự thật mà thấy theo cái tôi, thành ra bóp méo sự thật.
Gọi là không thấy được đúng như thật các pháp, mà luôn luôn bóp méo theo cái tình phân biệt của Ta.
Như câu chuyện trong kinh Pháp Bảo Đàn, có hai ông tăng cãi nhau về phướn động và gió động:
Một hôm, hai ông tăng thấy trước chùa có treo một lá phướn (lá cờ), nó bay phấp phới thì một ông nói rằng:
- Đó là phướn động.
Còn một ông thì nói:
- Đó là gió động.
Hai ông cãi nhau hoài mà không ra lý, ông nào cũng có lý hết.
Thấy rõ ràng là lá phướn bay phấp phới đó, là phướn động chứ gì! Nhưng ông kia nói là có phướn mà không có gió thì làm sao động được, gió thổi - nó mới động.
Bởi vì mỗi người chỉ thấy một chiều thôi, theo tình phân biệt của cái Tôi thành ra che mờ đi chân lý, từ đó mới có tranh cãi, rồi có phiền não với nhau.
Trong cuộc sống chúng ta hằng ngày cũng vậy đó, nếu không khéo dùng trí tuệ để nhìn thì cũng sẽ đưa đến tình trạng người thấy thế này, người thấy thế khác rồi thì cãi nhau thôi.
Tâm Kinh Bát Nhã dạy chúng ta chuyển cái nhìn trở lại, chứ không phải nhìn theo chỗ đó nữa, nhìn các pháp theo chiều trí tuệ sáng suốt, đem trí tuệ để mà soi sáng thế gian, để khiến cho thế gian hiện ra trong ánh sáng của trí tuệ.
Học Tâm Kinh Bát Nhã là phải như vậy đó, tức là phải vượt lên cái tình mê lâu nay, là dám chuyển đổi một cái nhìn cố hữu lâu đời của chúng ta, cái nhìn của thường tình thế gian.
Những điều mà thế gian thấy như vậy là đúng, nhưng Bát-nhã thì thấy không phải vậy.
Thế gian thấy là có "ta", có "người" còn Bát-nhã thì thấy "không ta", "không người"; thế gian thì thấy có sắc, thọ, tưởng, hành, thức, còn Bát-nhã thì thấy là không-sắc tức không; thế gian thấy là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, còn Bát-nhã thì cũng thấy là không - không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Có phải là đảo lộn với cái thấy của thường tình thế gian hay không?
Nhưng người học Bát-nhã thì phải dám thấy như vậy!
Tuy nhiên, đây là thấy bằng sự quán chiếu chân thật, đúng với chánh pháp, chứ không phải là tưởng tượng, không phải là thấy suông bằng phân tích chữ nghĩa.
Trích trong : Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Kiến thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết
Kiến thức 13:30 04/11/2024Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.
Thực hành thiền Phật giáo
Kiến thức 11:40 04/11/2024Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.
“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”
Kiến thức 10:00 04/11/2024Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.
Xem thêm