Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/05/2019, 20:00 PM

Dược Sư Lưu Ly Quang Phật là vị Phật thông suốt tất cả Y dược của thế gian

Dược Sư Lưu Ly Quang Phật là vị Phật thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sinh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra.

Đức Phật Dược sư tiếng Phạn gọi là Bhaiṣajyaguru, chữ Hán: 藥師佛, tiếng Anh: Medicine Buddha, ngài còn gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Phật, Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, Dược Sư Như Lai, Dược Sư Lưu Ly Như Lai, Đại Y Vương Phật.

Bản nguyện của Ngài là "cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sinh" cho nên còn có tên Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Quốc độ của Ngài là cõi Tịnh Lưu Ly nằm ở phương Đông.

Bản nguyện của Ngài là

Bản nguyện của Ngài là "cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sinh" cho nên còn có tên Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Ảnh:aminoapps.com

Ý nghĩa tên gọi của Phật Dược sư Lưu ly

Dược Sư, nghĩa là thầy thuốc. Lưu ly là một loại ngọc màu xanh trong suốt. Lưu ly quang là ánh sáng ngọc lưu ly. Dược Sư Lưu Ly Quang Phật là vị Phật thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sinh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra.

Ánh sáng của Phật Dược Sư thật không thể nghĩ bàn “Trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút vẩn đục, ánh quang minh chói lọi khắp nơi” chiếu đến đâu đều phá hết những tăm tối vô minh của chúng sinh, đem lợi lạc và diệt trừ tất cả những bệnh khổ về thân và tâm, khiến cho họ xa lìa mê vọng mà hướng đến giác ngộ, giải thoát.

Các truyền bản Kinh Dược sư

Theo Đại tạng kinh Đại chính tân tu, kinh Dược Sư hiện có bốn truyền bản:

1. Kinh Phật thuyết quán đỉnh Bạt trừ quá tội sinh tử đắc độ (佛 說 灌 頂 拔 除過 罪 生 死 得 度 經), là quyển thứ 12 thuộc bộ kinh Quán đỉnh do ngài Bạch-thi-lê-mật-đa-la dịch vào thời Đông Tấn (317-420).

2. Kinh Phật thuyết Dược Sư Như Lai bản nguyện (佛 說 藥 師 如 來 本 願 經), do ngài Đạt-ma-cấp-đa dịch vào niên hiệu Đại Nghiệp năm thứ 11 (615) đời nhà Tùy.

3. Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai bản nguyện công đức (藥 師 琉 璃 光 如 來 本 願 功 德 經) do ngài Huyền Trang dịch vào niên hiệu Vĩnh Huy nguyên niên (650).

4. Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang thất Phật bản nguyện công đức (藥 師 琉 璃 光七 佛 本 願 功 德 經), do ngài Nghĩa Tịnh dịch vào năm thứ ba niên hiệu Thần Long (707).

Trong kinh tạng tiếng Việt, hiện có nhiều bản dịch kinh Dược Sư được dịch từ bản Hán tạng của ngài Huyền Trang, như bản dịch của  Hòa thượng Thích Trí Quang, Hòa thượng Thích Tuệ Nhuận, Hòa thượng Thích Viên Thành

Đức Phật Dược sư là một đấng giác ngộ có lòng bi mẫn vô lượng đối với hết thảy chúng sinh. Ngài hộ trì chúng sinh tránh khỏi những đớn đau về tâm hồn và thể xác, khỏi những hiểm nguy và chướng ngại, và giúp họ trừ diệt tam độc tham - sân - si cội nguồn của mọi bệnh tật và nguy hại. Ngài là đấng Y vương Toàn giác.

Đức Phật Dược sư là một đấng giác ngộ có lòng bi mẫn vô lượng đối với hết thảy chúng sinh. Ngài hộ trì chúng sinh tránh khỏi những đớn đau về tâm hồn và thể xác, khỏi những hiểm nguy và chướng ngại, và giúp họ trừ diệt tam độc tham - sân - si cội nguồn của mọi bệnh tật và nguy hại. Ngài là đấng Y vương Toàn giác.

Hạnh nguyện của Phật Dược Sư

Đức Phật Dược sư là một đấng giác ngộ có lòng bi mẫn vô lượng đối với hết thảy chúng sinh. Ngài hộ trì chúng sinh tránh khỏi những đớn đau về tâm hồn và thể xác, khỏi những hiểm nguy và chướng ngại, và giúp họ trừ diệt tam độc tham - sân - si  cội nguồn của mọi bệnh tật và nguy hại. Ngài là đấng Y vương Toàn giác.

Khi còn đang hành đạo Bồ tát, Ngài đã phát ra 12 nguyện lớn có công năng cứu giúp hết thảy chúng sinh bị đói rách, bệnh tật, thân hình xấu xa, chuyển nữ thành nam… khiến họ được đầy đủ các thiện căn và thành tựu sở nguyện.

1 - Phát hào quang chiếu sáng mọi chúng sinh.

2 - Cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình. 

3 - Cho chúng sinh thực hiện được sở nguyện.

4 - Hướng dẫn chúng sinh đi trên đường Đại thừa. 

5 - Giúp chúng sinh giữ giới hạnh. 

6 - Giúp chữa lành các thứ bệnh do sáu giác quan sinh ra.

7 - Chữa bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh.

8 - Cho phụ nữ tái sinh trở thành nam giới.

9 - Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiến và giúp trở về chính đạo. 

10- Giúp cho chúng sinh được sinh vào cõi lành.

11- Đem thức ăn cho người đói khát. 

12- Đem áo quần cho người rét mướt.

7 hóa thân Như Lai

Với  tâm đại bi vô lượng và năng lực dẫn dắt tất cả chúng sinh đến bờ giác ngộ. Ngài đã hóa hiện dưới nhiều hình tướng khác nhau, trong đó có hình tướng bảy đức Phật Dược Sư, để cứu khổ ban vui cho chúng sinh.

Bhaisajyaguru: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai

Abhiyaraja: Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai

Dharmakirtisagara: Pháp Hải Lôi Âm Như Lai

Asokottamasriraja: Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Vương Như Lai

Suvarnabhadradravimala: Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai

Svaragosaraja: Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai

Suparikirti-tanamasriraja: Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai

Thần chú Dược sư và danh hiệu Phật Dược Sư

Thần chú Dược Sư là một trong những câu thần chú được trì tụng nhiều nhất bởi công năng bất khả tư nghì mà nó đem lại cho hành giả khi trì tụng. Không chỉ có năng lực chữa lành bệnh tự thân hành giả mà còn có công năng chữa bệnh cho người khác. Quan trọng hơn là khả năng tịnh hóa những nghiệp bất thiện trong quá khứ.

Chú Dược Sư tiếng Phạn:

OM Namo bhagawate Bhaishjaya guru vaidurya Prabha rajaya tathagataya arhate samyaksam buddhaya teyatha om bekhajye bekhajye maha bekhajye bekhajye rajaya samudgate svaha.

Chú Dược sư tiếng Hán:

Nam mô Bạc già phạt đế, bệ sái xã lũ rô, bệ lưu ly bát lạt bà, hát ra xà giã, đát đà yết đa gia, a ra hát đế, tam diểu tam bột, đà gia, đát điệt tha. Án, bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xã, tam một yết đế sa ha.

Thần chú Dược sư

Thần chú Dược sư

Bài liên quan

Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công  Đức “nếu ai thấy có kẻ nam người nữ nào mắc bệnh khổ, họ nên nhất tâm vì người bệnh kia mà thường xuyên tắm gội, súc miệng sạch sẽ, rồi trì chú này 108 biến vào trong thức ăn hay thuốc thang, hoặc nước không có vi trùng. Sau đó, họ lấy cho người bệnh. Dùng xong, bệnh liền tiêu trừ.”

Nếu có ai cầu mong điều gì nên nhất tâm trì chú này thì sẽ được như ý, được sống lâu và không có bệnh tật. Sau khi mạng chung, sẽ sinh về cõi tịnh, được ngôi bất thoái chuyển cho đến khi thành Phật.

Cách hành trì Phật Dược Sư

Nếu có thiện nam tín nữ nào nghe được danh hiệu của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chính Đẳng Chính Giác, sau khi nghe và muốn tụng trì, thì mỗi sáng sớm hãy tắm gội, súc miệng sạch sẽ, rồi dùng hương hoa, hương đốt, hương thơm và trỗi các loại âm nhạc để cúng dàng trước hình tượng Phật.

Họ nên biên chép Kinh điển này, hoặc bảo người khác biên chép, rồi nhất tâm thụ trì. Nếu nghe vị Pháp sư giảng giải nghĩa lý của Kinh, nên cúng dàng đầy đủ tất cả các vật dụng cần thiết chớ để thiếu hụt. Như vậy, họ sẽ được chư Phật hộ niệm, những điều cầu mong được mãn nguyện cho đến thành Phật…

Mỗi sáng sớm hãy tắm gội, súc miệng sạch sẽ, rồi dùng hương hoa, hương đốt, hương thơm và trỗi các loại âm nhạc để cúng dàng trước hình tượng Phật.

Mỗi sáng sớm hãy tắm gội, súc miệng sạch sẽ, rồi dùng hương hoa, hương đốt, hương thơm và trỗi các loại âm nhạc để cúng dàng trước hình tượng Phật.

Nếu có người bệnh nào muốn hết bệnh khổ, người đó nên trong bảy ngày bảy đêm giữ gìn tịnh giới và tùy theo khả năng của mình mà dùng thức ăn nước uống cùng những vật dụng cần thiết khác để cúng dàng pháp sư.

Ngày đêm sáu thời, lễ bái hành Đạo và cúng dàng Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, đọc tụng Kinh này 49 lần, thắp 49 ngọn đèn, làm bảy hình tượng của đức Như Lai kia. Trước mỗi hình tượng đều để bảy ngọn đèn. Mỗi ngọn đèn lớn như bánh xe và phải thắp sáng liên tục, không được gián đoạn trong 49 ngày. Ngoài ra, làm tràng phan dài 49 gang tay, phóng sinh các loài động vật, cho đến 49 loài hay nhiều hơn nữa. Như vậy, họ sẽ tai qua nạn khỏi và chẳng bị chết oan (hoạch tử) hay gặp ác quỷ bắt giữ.

Người nào thường hay trì tụng Kinh Dược Sư và danh hiệu của Ngài thường được chư Phật, Bồ tát, các vị Hộ pháp, đại tướng Dược Xoa và quyến thuộc thường theo ủng hộ, bảo vệ khiến cho họ thoát khỏi tất cả khổ nạn và những điều mong cầu đều được thành tựu.

Trì tụng và thiền định mỗi ngày

Bài liên quan

Thời mạt pháp con người sống trong thế giới đầy rẫy sự bất công bởi vô minh che khuất mà tham sân si tật đố khiến cho sự tranh chấp, xung đột giữa các nước ngày càng nhiều, thiên tai hạn hán như động đất, sóng thần, nạn đói, dịch bệnh luôn hiện hữu và ngày càng phức tạp…

Do bởi tâm thức chúng sinh cang cường khó giáo hóa ngày càng trở nên bướng bỉnh, khó điều phục.. tâm họ luôn bất an bởi đắm chìm trong thế giới đầy rẫy sự thụ hưởng và dục lạc khiến họ quên mất tự tính vốn trong sáng của chính mình.

Sự phát triển của khoa học hiện đại khiến chúng ta thường lầm tưởng rằng đã hiểu và làm chủ được tất cả những gì quanh ta, chính mặt trái của nó khiến cho con người đôi lúc rơi vào bế tắc, sự tuyệt vọng bởi mỗi năm vẫn có hàng triệu người chết bởi dịch bệnh, động đất, sóng thần, các thiên tai, hạn hán… Những căn bệnh mới mà y học không thể tìm được nguyên nhân và phương thuốc chữa trị như ung thư...

Việc cầu nguyện đức Phật Dược Sư có năng lực mãnh liệt và nhanh chóng mang lại sự thành công, không chỉ trong việc chữa bệnh mà còn khiến tâm chúng ta được tịnh hóa.

Việc cầu nguyện đức Phật Dược Sư có năng lực mãnh liệt và nhanh chóng mang lại sự thành công, không chỉ trong việc chữa bệnh mà còn khiến tâm chúng ta được tịnh hóa.

Đức Phật Dược Sư với tâm đại bi, vị tha vô lượng, bằng mọi phương tiện muốn làm lợi lạc cho chúng sinh muốn thành tựu mọi sở nguyện cho những ai biết đến và thường tôn xưng danh hiệu của Ngài, đó không chỉ là một điểm tựa tinh thần vững chắc mà còn là con đường đưa tới an lạc, chấm dứt khổ đau.

Việc cầu nguyện đức Phật Dược Sư có năng lực mãnh liệt và nhanh chóng mang lại sự thành công, không chỉ trong việc chữa bệnh mà còn khiến tâm chúng ta được tịnh hóa.

Đây là lý do tại sao việc hành trì cầu nguyện đức Phật Dược Sư mỗi ngày là rất quan trọng, giúp không chỉ thành tựu trong việc tu tập phát triển tâm linh mà mọi sở nguyện đều được thành tựu. 

Việc thực hành trì tụng và thiền định về đức Phật Dược Sư cũng như cầu nguyện sự gia hộ của Ngài chính là cứu cánh trong thời mạt pháp đưa chúng sinh tới chỗ an lạc, giải thoát, giác ngộ.

Mùa An cư PL.2562

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đọc kinh phải đọc như thế nào?

Kiến thức 10:15 16/03/2024

Dùng phương pháp đọc Kinh để chấm dứt vọng niệm. Không đọc Kinh, vọng niệm rất nhiều. Đọc Kinh nhằm tập trung cái tâm một chỗ, chế tâm nhất xứ. Cũng là nói buông xuống tất cả ý niệm, cung kính niệm bộ Kinh này.

Chiếc chăn cũ còn lại

Kiến thức 09:50 16/03/2024

Thuở xưa có một vị tu sĩ nổi danh là thánh thiện, đạo cao đức trọng. Toàn thể vật sở hữu của Ngài trên thế gian này chỉ vỏn vẹn có hai chiếc chăn sờn rách và một cái muỗng dừa dùng để khất thực sống qua ngày.

Đâm lén người khác từ trong tâm

Kiến thức 09:19 16/03/2024

Kiếm sư Yayu Taijima-no-Kami Munenori là một tay kiếm lừng danh của Nhật Bản, ông cũng là một đệ tử của thiền sư Trạch Am (Tabwan).

Lời nói trong sự giao tiếp theo Phật giáo

Kiến thức 10:22 15/03/2024

Trong đời sống hàng ngày, lời nói trong sự giao tiếp rất quan trọng. Tuy nhiên, lời nói của con người có ảnh hưởng tốt lẫn xấu, vì có lời nói giúp cho mọi người hiểu nhau, hòa hợp được với nhau...nhưng cũng có lời nói làm mất đoàn kết, gây chia rẽ và thù ghét nhau, cho đến sát hại nhau.

Xem thêm