Đường đến thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam
Giới thiệu về cuốn sách: THE WAY TO TRÚC LÂM MEDITATION SCHOOL IN VIETNAM (Đường đến thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam) tác giả Thượng tọa tiến sĩ Thích Tâm Đức.
Kính thưa quý vị,
Việt Nam, một đất nước nhỏ bé hình chữ S, có vị trí rất đặc biệt ở Đông Nam Á, giữa hai nước lớn Ấn – Trung và hướng ra Thái Bình Dương. Cách nay khoảng 4000-5000 năm khi thời đại đồng thau phát triển, đất nước chúng ta trong buổi bình minh của lịch sử với tên gọi Văn-Lang dưới sự lãnh đạo của các vua Hùng, đã bắt đầu hình thành và phát triển.
Như lịch sử đã chứng minh, Việt Nam tuy nhỏ nhưng rất ngoan cường trước mọi cuộc xâm lược của ngoại bang, đặc biệt dưới triều đại nhà Trần (1225-1400), khi Phật giáo là quốc giáo, khi các vua là những thiền sư và toàn dân đồng một lòng “quyết chiến” đã ba lần 1258, 1285 và 1287-88 nước Đại-Việt đánh bại đội quân hung hãn mà cả thế giới đều khiếp sợ, đó là Mông-Nguyên.
Nhà Trần không chỉ hùng mạnh về quốc phòng mà còn mạnh về nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, văn hoá, đã thể hiện bản sắc dân tộc, độc lập và thịnh vượng; đặc biệt là Phật giáo với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập. Nguyên tác tiếng Anh của sách này là “The Way to Trúc-Lâm Meditation School in Vietnam” của tác giả TT. TS. Thích Tâm Đức, đã được Tiến sĩ Xã hội học người Mỹ, David Johnson bình luận như sau:“It was a pleasure to work with you and to gain a better understand of the history of Truc Lam Miditation. I believe your book will make a valuable contribution to Americans and other English speakers who want to know about Vietnamese Buddhism.”(“Kính Thầy Thích Tâm Đức, Thật là vui sướng được làm việc với thầy và có được một hiểu biết tốt hơn về thiền phái Trúc Lâm. Tôi tin rằng, quyển sách sẽ có một đóng góp giá trị cho người Mỹ cũng như những người nói tiếng Anh khác muốn biết về Phật giáo Việt Nam.”)
Vào ngày 16/11/2021 nhân dịp kỷ niệm 730 năm ngày Tuệ Trung Thượng sĩ viên tịch, Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo:"Cư sĩ Phật giáo trong lịch sử - Kỷ niệm 730 năm Tuệ Trung Thượng sĩ viên tịch", chúng tôi đã Việt hóa cuốn sách THE WAY TO TRÚC LÂM MEDITATION SCHOOL IN VIETNAM (ĐƯỜNG ĐẾN THIỀN PHÁI TRÚC LÂM TẠI VIỆT NAM) từ nguyên tác tiếng Anh sang tiếng Việt và quyết định xuất bản với số lượng giới hạn để làm kỉ niệm và chia sẻ đến quý vị đạo hữu cũng như quý thiện nam tín nữ muốn tìm hiểu sâu hơn về lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Đến nay, cuốn sách này đã hoàn thành xong khâu biên soạn và biên dịch bởi TT.TS Thích Tâm Đức với bản dịch thuần việt dễ đọc và dễ hiểu để chuẩn bị cho xuất bản.
Hy vọng quyển sách này là một món quà tinh thần đặc biệt dành cho những ai quan tâm đến lịch sử và tư tưởng của Phật giáo Việt Nam, một đóng góp quan trọng cho lịch sử nước nhà.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc
Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.
Tu không phải để thành tiên, thành Phật
Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.
Thiền như một Phật tử
Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.
Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo
Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.
Xem thêm