Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Duyên khởi luận của Phật giáo

Duyên khởi pháp đầy đủ, không - giả - trung còn gọi là Tam đế. Duyên khởi vô tự tính cho nên gọi là không, không tức là tự tính không, cũng tức là vô ngã, cho nên nói do duyên khởi pháp sinh diệt vô thường, không phải thực hữu, không chấp không cũng không chấp có tức là thực tướng.

“Nhân tính bình đẳng” cho đến “chúng sinh bình đẳng” là tư tưởng cốt lõi của giáo dục Phật Đà, giá trị của Phật Pháp chính là để hết thảy chúng sinh được ly khổ đắc lạc, đạt cứu cánh Niết Bàn tịch tĩnh. Do đó Phật Thích Ca dùng phương pháp giáo dục chỉ dạy chúng sinh liễu tri Phật pháp, rồi dùng Phật Pháp giác ngộ tha nhân; vì thế mà đề xướng chúng sinh bình đẳng “mọi chúng sinh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật”, đó là chân lí thiên cổ không bao giờ mất đi giá trị. 

Phật Giáo cho rằng vũ trụ vạn vật cho đến hết thảy hiện tượng trên thế gian đều do “duyên khởi tính không, nhân duyên hòa hợp” mà tồn tại. Kinh Kim Cang nói : “nếu thế giới thực có, tức là nói nhất hợp tướng, nhất hợp tướng tức là bất khả thuyết” chỉ do kẻ phàm phu còn lòng tham chấp. Lý luận này cũng là điểm khác biệt của Phật Giáo so với các tôn giáo khác, ở chỗ phủ định Thần Tạo Luận (do thần thánh tạo ra thế giới) mà công nhận chân lý “duyên khởi thuyết” và “hòa hợp luận”, đó là những quan điểm cho thấy sự khác biệt của Phật giáo. Phật pháp cho rằng vạn vật đều nương tựa bổ trợ lẫn nhau, tác động lẫn nhau mà hình thành và tồn tại, nhân quả luận cái này sinh dẫn đến cái khác sinh, chủ trương vạn vật duyên sinh tương hỗ mà thành, không phải là do thần tạo.

Duyên khởi là học thuyết cốt tủy của đạo Phật, thuyết minh về sự liên hệ hỗ trợ giữa các sự vật, hiện tượng hay các pháp.

Duyên khởi là học thuyết cốt tủy của đạo Phật, thuyết minh về sự liên hệ hỗ trợ giữa các sự vật, hiện tượng hay các pháp.

Thuyết duyên khởi của đạo Phật

Bà La Môn giáo cho rằng vũ trụ vạn vật đều do đấng Phạm Thiên (Brahma) tạo ra, là chuyển hóa của “thần ngã”, từ một loại nhân chung gốc chuyển biến thành vạn tượng sự vật, gọi là “chuyển biến thuyết”. Luận thuyết “thần tạo luận” này cũng là bản ý đầu tiên hình thành nhiều tôn giáo khác trên thế giới. Phật Thích Ca cũng phủ định “lục sư” ngoại đạo thời bấy giờ nhấn mạnh rằng vạn vật vũ trụ là do nhiều loại nguyên tố tập hợp mà thành, cũng tức nói nhiều loại phần tử bằng những hình thức khác nhau cấu thành vạn tượng phức tạp, cũng tức là nói thuyết tích tụ “nhất nhân” chỉ có nhân quả một chiều.

Phật Thích Ca Mâu Ni đề xuất thuyết “duyên khởi”, cho rằng mọi sự vật đều dựa vào nhau mà tồn tại, tác động lẫn nhau, sự tồn tại của tất cả mọi thứ đều lấy sự tồn tại của những thứ khác làm điều kiện chung, vì thế nói “cái này có làm cho cái khác có, cái này sinh làm cho cái khác sinh”. Quan điểm vạn vật dựa vào nhau tồn tại, làm điều kiện cho nhau tồn tại mà Thuyết Duyên Khởi thể hiện đã phủ định “chuyển biến thuyết” của Bà La Môn và thuyết “nhất nhân” một chiều của Lục sư ngoại đạo; cũng tức là phủ định thần tạo luận, mà chủ trương vạn vật duyên sinh phi thần luận.

Phật Giáo giảng “duyên khởi”, do đó có nhiều nhân duyên sinh ra pháp, từ đó sinh ra nhiều vấn đề kéo theo, vì thế chú trọng hiện tượng nghiệp lực sinh ra trong quá trình sinh sống của con người, hiện tượng này không phải điều diễn biến bên ngoài sự vật mà ngay trong quá trình sinh tồn. Sự kiến lập của lý luận này bắt nguồn từ sự quán chiếu toàn bộ quá trình nhân sinh, chứ không chỉ riêng là quan sát hiện tượng vũ trụ; vì thế  Phật Thích Ca chia đời người ra làm năm phần, chín phần, mười phần, mười hai phần. Về sau thuyết 12 phần của Phật giáo Đại Thừa trở thành cách nói thống nhất, tức thuyết thập nhị nhân duyên. Duyên khởi mà Phật Học giảng giải chính là bắt nguồn từ thuyết thập nhị nhân duyên. Như “Lữ Trừng Cư sĩ” trong “Duyên khởi và thực tướng” làm rõ ba loại duyên khởi, càng làm cho học thuyết duyên khởi thêm hệ thống và sâu sắc.

Duyên khởi là cái nhìn trí tuệ của đức Phật, soi rọi vào quá trình sinh tử luân hồi của chúng sinh.

Duyên khởi là cái nhìn trí tuệ của đức Phật, soi rọi vào quá trình sinh tử luân hồi của chúng sinh.

Covid-19 dưới góc nhìn lý duyên khởi

Loại thứ nhất “nghiệp hoặc duyên khởi” là thuyết Duyên khởi căn bản và nguyên sơ nhất, còn gọi là “phân biệt ái phi ái duyên khởi”, hay “thập nhị nhân duyên còn gọi là thập nhị hữu chi”. Thập nhị chi gồm có: Vô Minh, Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão Tử. Thập nhị hữu chi lấy Vô Minh làm đầu, lấy Lão Tử làm điểm cuối để miêu tả quá trình hiện tượng nhân sinh; bởi vì có sinh nên có già chết, đó chính là gốc nguồn đau khổ của cuộc đời; vì vậy Phật giáo chủ trương nếu không có chết thì chỉ có một con đường đó là không sinh ra.

Loại thứ hai là “thọ dụng duyên khởi”, được tạo ra trên cơ sở của “nghiệp hoặc duyên khởi”. Thọ dụng duyên khởi chủ yếu làm rõ sự đan xen lẫn nhau của hai phương diện hiện tượng chủ quan và khách quan, từ đó hình thành các hiện tượng nhân sinh với những quan hệ nhân quả nội tại. Nội dung của thọ dụng duyên khởi là ba loại pháp môn gồm uẩn, giới, xứ; trong đó “Ngũ uẩn” có thể cho thấy rõ đặc trưng của duyên khởi này hơn cả. Uẩn “Sắc” trong ngũ uẩn thuộc về hiện tượng khách quan, uẩn “Thức” thuộc về hiện tượng chủ quan; thọ, tưởng, hành nằm giữa hai loại này nhưng thiên về hiện tượng chủ quan nhiều hơn. Sự tiếp xúc giữa Thức và Sắc buộc phải bắt đầu từ cảm thọ, sau đó từ Thọ tới Tưởng, từ Tưởng tới Hành, từ Hành tới Thức; do khác biệt trong cảm thọ khổ lạc mà sinh tâm tư yêu ghét, dẫn đến khác biệt trong hành động. Do đó Thọ có vai trò quyết định, nên gọi là “thọ dụng duyên khởi”. Duyên khởi quán của “Không Tông” chính là y theo ba loại hòa hợp giả Uẩn - Xứ - Giới của hữu tình tương tục nương nhau giả để hình thành nghiệp cảm duyên khởi, chứ thực chất không có một thực thể thật sự để thọ sinh cảm quả.

Loại thứ ba là “phân biệt tự tính duyên khởi”, tức là thuyết duyên khởi sinh ra sau cùng thời hậu kỳ Phật giáo Ấn Độ; bởi Phật Giáo tiếp nhận tư tưởng thần mật của ngoại đạo Bà La Môn dần dần xuống dốc hình thành hệ thống Mật tông thần mật của Phật giáo Ấn Độ hậu kỳ; do đó mất đi tư tưởng thuần túy và giải phóng truyền thống vốn có của Phật Giáo nguyên thủy. Phân biệt tự tính duyên khởi có thể xem như sự mở rộng một bước của Thọ dụng duyên khởi, đề cập đến cả vũ trụ nhân sinh, từ đó đắc được nhận thức về thực tướng. Phật Giáo Đại Thừa cũng nhấn mạnh vai trò của “cộng nghiệp”, để tiêu trừ ảnh hưởng của cộng nghiệp, sự giải thoát của con người chỉ có thể do cả nhân loại chứ không có cá nhân giải thoát hoàn toàn, như vậy có thể khiến cho phạm vi của duyên khởi mở rộng đến cả vũ trụ nhân sinh.

Duyên khởi giúp con người nhìn thấy sự vô minh của bản thân để sửa mình

Duyên khởi giúp con người nhìn thấy sự vô minh của bản thân để sửa mình

Hiểu biết về duyên khởi và nhân quả

Các tính của chư pháp bất đồng, thể hiện qua sự lí giải khái niệm “danh tưởng”. Danh tưởng không chỉ hạn chế ở ngôn thuyết, nó còn bao quát cả quan niệm biểu tượng trong tâm lí. Nhận thức về danh tưởng sau khi phát sinh và hoàn thành thì không hoàn toàn mất đi mà vẫn còn dư âm lưu lại làm căn cứ nhận thức lần sau, gọi là “tập khí” hay “huân tập”. Từ đó có thể phát sinh ý nghĩa nhận thức lần sau gọi là “công năng” hoặc “chủng tử”. Tập khí này khi lưu lại trong tâm lí sẽ còn bị ảnh hưởng từ các danh tưởng khác; từ đó phát sinh chuyển biến một cách không tự hay biết, tăng gia thế dụng, sức mạnh, đến khi phát triển tới một mức độ nhất định sẽ bộc phát thành một lần nhận thức nữa; quá trình diễn biến như vậy gọi là “chuyển biến sai biệt”. Tác dụng nhận thức biểu tượng cũng là sự tự chiếu của bản thân ý thức mà không có thực tại khách quan; thuộc về phạm trù trên mặt hiện tượng thể nhận thực tướng của Duy Thức phân biệt tự tính duyên khởi; muốn xem biểu tượng và bản chất có phù hợp hay không thì dùng Tam tính để biểu thị.

“Tam tính” tức: biến kế sở chấp tính, y tha khởi tính, viên thành thực tính. Khi nhận thức chưa hoàn mãn, sẽ bị ảnh hưởng bởi nhân ngã chấp và sẽ bị can nhiễu bởi ngã chấp; nên đối với sự vật chỉ có thể miễn cưỡng nhận thức bằng tưởng tượng, cho nên cái chúng ta nhận thức được chỉ là tự tướng được hình thành bởi sự phác họa của danh và tưởng chứ không phải bản chất của sự vật hiện tượng; thậm chí còn phủ lên nó một lớp mờ che đậy khác nữa, cho nên gọi đó là “biến kế tính” (biến: tức khắp thảy; kế: tức cộng dồn). Y cứ trên nó mà tiến hành những hành vi trong thực tiễn thì sẽ càng gia tăng đau khổ, biết rõ biến kế hư vọng nên cần phải gia tăng sự uốn nắn, giảm trừ chấp trước nhân pháp nhị ngã thì sẽ không bị sự chi phối của danh và tưởng, nhờ đó có thể hiểu rõ được bản chất của sự vật. Trước biết rõ sự nương dựa hỗ tương của hiện tượng duyên khởi, biết rõ biểu hiện cố định nhưng không phải là một tự thể độc lập nên càng nhận thức rõ hơn được y tha tính của sự vật hiện tượng, hiểu rõ được không có mối liên hệ giữa y tha tính và danh tưởng thì sẽ rời bỏ được sự buộc ràng của danh tưởng mà nhận thức rõ tính thực tại của nó, còn gọi là “ly ngôn tự tánh”.

Nhận thức của thực tướng đối với sự buông bỏ chấp ngã chính là thật nghĩa của vô ngã, càng chính là tính không của duyên khởi, chân thực tính của nhân duyên hòa hợp.

Nhận thức của thực tướng đối với sự buông bỏ chấp ngã chính là thật nghĩa của vô ngã, càng chính là tính không của duyên khởi, chân thực tính của nhân duyên hòa hợp.

Lý duyên khởi và bài học sâu sắc về cuộc sống

Bản chất của sự vật là không có nhận thức tự tính nên có thể tiêu trừ được sự chấp trước của nhân pháp nhị ngã, xa rời được năng sở nhị thủ, như vậy có thể từ tạp nhiễm chuyển hướng đến thanh tịnh, từ hữu lậu chuyển hướng đến viên mãn, thông qua thực tiễn để cuối cùng đạt đến thực tướng cứu cánh chính là “viên thành tính”. Thực tướng của tam tính lấy viên thành làm y chỉ; biến kế và y tha có thể đầy đủ ý nghĩa tương đối của thực tướng, thảy đều do trình tự của viên thành. Vũ trụ quan của Phật Giáo lấy duyên khởi làm căn bản, y nơi duyên mà nói thực tướng, hiểu biết nhận thức về thực tướng tức là nhận thức về bản chất của duyên khởi, cũng là không thể tách rời khỏi sự tu tập trong thực tiễn, thông qua sự tu tập trong thực tiễn để tịnh hóa tự ngã, thay đổi xã hội, cải thiện môi trường đều là căn bản của tự giác trong mỗi con người. Tự giác của mỗi người không ngừng hướng thượng, lấy việc thực hiện tự lợi lợi tha đạt đến điểm cuối cùng chính là giải thoát. Thực tiễn của việc tu tập là lấy việc tu hành giải thoát làm mục tiêu tối thượng.

“Trung Quán” nhấn mạnh, bất luận là nghị luận hay thực hành thì điều quan trọng là thể hiện được việc tu tập trong thực tiễn. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đầu tiên cũng lấy việc tu tập khổ hạnh rồi sau đó thể nhập chân lý tu hành trung đạo quán phi khổ phi lạc. Y cứ vào trung quán để thể nghiệm và quán sát thực tướng của chư pháp cần phải xa rời hết thảy sự phân biệt của danh và tưởng, biên kiến thiên kiến, không thể biểu rõ được thực tướng của sự vật, chỉ có tiêu trừ sự thiên chấp cực đoan, xa rời biên kiến thì mới có thể nghiệm và quán sát được bản chất của sự vật, vì thế sự tương ứng của trung và chân chính là trung đạo, cũng là sự thể hiện của tư tưởng Trung quán.

Tư tưởng Trung quán Đại Thừa của Bồ Tát Long Thọ xuất pháp từ lập trường của pháp môn bất nhị, nhấn mạnh bất sinh bất diệt, bất thường bất đoạn, bất nhất bất dị, bất lai bất khứ; “bát bất” này phá trừ phân biệt hư vọng, hiện thực ly rời hết thảy tri kiến, cũng gọi là “không quán”. Trung Luận chỉ rõ, “chúng nhân duyên sinh pháp, ngã thuyết tức thị không, diệc vi thị giả danh, diệc thị trung đạo nghĩa”. Duyên khởi pháp đầy đủ, không - giả - trung còn gọi là Tam đế. Duyên khởi vô tự tính cho nên gọi là không, không tức là tự tính không, cũng tức là vô ngã, cho nên nói do duyên khởi pháp sinh diệt vô thường, không phải thực hữu, không chấp không cũng không chấp có tức là thực tướng. Nhận thức của thực tướng đối với sự buông bỏ chấp ngã chính là thật nghĩa của vô ngã, càng chính là tính không của duyên khởi, chân thực tính của nhân duyên hòa hợp.

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Nghiên cứu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Nghiên cứu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Nghiên cứu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Nghiên cứu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm