Giá trị thực tiễn của ngôi chùa
Hơn 2000 năm nay, thực tế đã chứng minh ngôi chùa ở Việt Nam không chỉ là biểu hiện cụ thể của kiến trúc Phật giáo mà còn gắn liền với hồn cốt, văn hóa dân tộc, là nơi truyền bá tư tưởng đạo đức, phản ánh phong tục, tập quán, nếp sống tinh thần của người dân qua từng giai đoạn lịch sử.
Hiện nay, càng ngày càng nhiều càng quan tâm, suy nghĩ, phát biểu, phán xét về chùa chiền, Tăng Ni Phật giáo. Không phải ai cũng có khả năng, kiến thức hiểu đúng, nhìn nhận khách quan và thấu đáo về nguồn gốc, bản chất, giá trị của chùa chiền Tăng Ni Phật giáo, kể cả các nhà nghiên cứu lâu năm.
Hơn 2000 năm nay, thực tế đã chứng minh ngôi chùa ở Việt Nam không chỉ là biểu hiện cụ thể của kiến trúc Phật giáo mà còn gắn liền với hồn cốt, văn hóa dân tộc, là nơi truyền bá tư tưởng đạo đức, phản ánh phong tục, tập quán, nếp sống tinh thần của người dân qua từng giai đoạn lịch sử.
Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt
Chùa là nơi tôn nghiêm thờ Phật, còn là nơi tập trung của các Tăng, Ni sinh hoạt, tu hành, và thuyết giảng đạo Phật. Tại nơi này, mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ tôn giáo. "Chùa chiền" theo Hán-Việt còn có nghĩa là "tự viện", Tự chữ Hán 寺; Viện chữ Hán: 院) một nơi phụng thờ tượng Phật và là chỗ cứ trú tu hành của các tăng ni.Tháp (塔) cũng là nơi thờ Phật và xá lợi.
Một số danh từ tương đương với chùa hiện nay như: Thiền viện, Tu viện, Tịnh xá, Tịnh viện, Tinh xá, Pháp viện, Tịnh thất, Thiền thất, Niệm Phật đường, Am.
Ngôi chùa, các cao tăng thiền sư đã góp phần không nhỏ trong tiến trình lập quốc, định quốc, vệ quốc và kiến quốc của dân tộc ta.
Ví dụ nửa đầu thế kỷ thứ 6, Vua Lý Nam đế lập nước Vạn Xuân, xây chùa Khai Quốc.
Chùa Khai Quốc nghĩa là chùa Mở Nước hiện nay chính là chùa Trấn Quốc (trấn giữ quốc gia) ở Hồ Tây, Hà Nội.
Chùa Yên Tử trên núi Yên Tử, nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu hành đắc đạo, gắn liền với vận mệnh dân tộc Việt Nam thời Trần....
Thời Cổ Trung đại, các vị cao tăng thiền sư trở thành thầy giáo và nhà chùa trở thành nhà trường, trong sách Phật giáo Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Đăng Thục nhận định “Thời Giao Châu đô hộ phủ, các lò huấn dục nhân tài ắt phải ở tại các ngôi chùa Phật giáo cổ xưa, vốn thân cận với dân bị trị nơi quy tụ tín ngưỡng của người dân.
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”.
Thi sĩ Huyền Không đã lột tả được sự gắn bó bất khả phân ly của ngôi chùa với dân tộc. Ngôi chùa chính là quốc hồn, quốc túy của dân tộc. Ngôi chùa đã, đang và sẽ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và che chở bao tâm hồn Việt.
Giáo sư Trần Văn Giáp cho rằng “Bấy giờ chưa có kỳ thi Nho học, những người thông minh và có học, được biết, được học qua các vị tăng”. Ngôi chùa đã mang sứ mạng truyền bá văn hóa và nhà sư là người thực hiện sứ mạng này. Và chắc chắn rằng, ngoài việc học văn hóa, người học còn được hấp thụ đạo đức, luân lý từ các thiền sư cao tăng để họ trở thành người hữu ích cho xã hội. Bởi thế chúng ta không ngạc nhiên , khi nhiều vua quan, danh sĩ tài năng thanh liêm đức độ đều có nguồn gốc huấn dục từ nhà chùa giáo dưỡng thành tài, trong đó có những vị lỗi lạc như vua Lý Công Uẩn, Trần Nhân Tông ,, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thượng Hiền, Lương Hữu Khánh, Lê Thánh Tông, Hải Lượng Ngô Thì Nhậm...
Tể tướng Trần Quang Triều mô tả ngôi chùa Gia Lâm:
Nguội ngắt lòng danh lợi,
Am thiền rảo gót qua.
Xuân chầy hoa mỏng mảnh,
Rừng thẳm ve ngân nga.
Mưa tạnh da trời biếc,
Ao trong ánh trăng ngà.
Khách về sư biếng nói
Thông rụng nức mùi hoa.
Nguyễn Trãi có bài Mộc cận:
Ánh nước hoa in một đóa hồng
Vẫn nhơ chẳng bén Bụt là lòng....
Chu Mạnh Trinh bộc bạch:
“Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lững lờ khe yến cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách thương hải giật mình trong giấc mộng”...
Thi bá Vũ Hoàng Chương xác quyết:
...Dầu trải mấy qua phân ly tán
Nhưng vẫn còn núi còn sông
Còn chót vót mãi ngôi chùa....
Giá trị thật của ngôi chùa, khó mà dùng ngôn ngữ nói hết được, vì có những thứ không thể thấy được bằng mắt, nghe được bằng tai, nghĩ bằng não được. Có thể mượn một cụm từ trong các kinh Đại thừa hay dùng: "Bất khả tư nghì" (Không thể nghĩ bàn).
Theo thống kê hiện nay Việt Nam chúng ta có khoảng hai mươi ngàn ngôi chùa chiền tự viện am thất, vẫn đang góp phần hộ quốc an dân, xây dựng văn hóa đạo đức xã hội, xây dựng đất nước Việt Nam.
Nét đẹp văn hóa của ngôi chùa cũng được thể hiện qua các lễ hội văn hóa. Lễ hội ở Việt Nam phần đông là lễ hội Phật giáo gắn liền với ngôi chùa. Lễ hội Phật giáo đã gắn bó, hòa quyện với quần chúng đến độ nó trở thành lễ hội của dân gian, mang tính đại chúng. Hành hương chiêm bái chùa chiền thánh tích, tham gia vào các lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của đời sống tinh thần người dân Việt ta.
Nhìn ở góc độ thực tiễn phù hợp với tông chỉ, tinh thần của Phật giáo:
- Ngôi chùa là nơi tu tập, rèn luyện đạo đức tri thức phẩm chất của Tăng Ni (tu tập giới định tuệ)
- Ngôi chùa là ngôi nhà tâm linh, là nơi nương tựa tinh thần, thực hiện đời sống tín ngưỡng của đồng bào nhân dân Phật tử, là biểu tượng của từ bi và tình thương.
- Chùa cũng là nơi giảng dạy Phật pháp, tu tập rèn luyện đạo đức phẩm chất cho đồng bào Phật tử nhân dân.
-;Ngôi chùa còn là nơi cưu mang giúp đỡ tất cả bá tánh nghèo khổ thiếu thốn (Cô nhi, người già, khuyết tật....) thể theo tâm từ bi vô lượng của Phật tổ.
- Về bản chất, chùa là ngôi nhà chung của Phật, Tăng Ni Phật tử và bá tánh không quyền sở hữu của bất kỳ cá nhân nào.
- Ngôi chùa đúng nghĩa là nơi tràn đầy tình thương trí tuệ thanh tịnh bình yên và ấm áp trong thế gian.
Phát huy được những giá trị văn hóa và giá trị thực tiễn của ngôi chùa ở Việt Nam chính là góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần đạo đức cho nhân dân đồng bào Phật tử; góp phần xây dựng tinh thần nhân văn đoàn kết yêu thương trong xã hội; góp phần phát huy sức mạnh tinh thần xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam ta.
Đương nhiên, nhìn ở góc độ khác, chúng ta có thể suy nghĩ đến những giải pháp chuyển hóa tích cực từ bi cho những ngôi chùa mà cách sống tu tập, sinh hoạt của những người trong đó chưa phù hợp/ không phù hợp với tinh thần của Phật giáo hoặc đi ngược với tông chỉ từ bi cứu giúp chúng sanh của Phật giáo.
Ngôi chùa Việt
Hồn dân tộc
Hai ngàn năm ấy
Như hình với bóng
Đáng ngẫm thầy
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Pháp tu soi gương
Kiến thức 15:52 05/11/2024Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Xem thêm