Giá trị Tịnh độ trong cuộc sống

Phật giáo tồn tại trong cuộc đời này vì hạnh phúc của mọi người và vì tình thương, lòng từ bi đối với thế giới. Thông điệp này đã trải qua hơn 2.500 năm nhưng vẫn chiếu sáng vào đời sống.

Bởi Đức Phật xác định: “Ta xuất hiện vì tất cả chúng sinh”, nên tất cả những lời dạy trong tam tạng đều vượt quá mục đích để cứu độ tất cả chúng sinh, nhập trí Phật.

Theo giáo lý Phật giáo, chỉ có một vị đó là giải thoát. Sự kế thừa của chư Tổ phát huy và áp dụng kho tàng giáo lý này vào mọi hoàn cảnh lẫn chủ đề trong cuộc sống; ngay cả những điều căn bản cũng sẽ thay đổi tùy theo cao hay thấp, muốn tồn tại, phát triển phải có những Phật tử biết vận dụng lời dạy của thầy và tu tập theo đúng giáo pháp. Phật giáo, tất cả đều thể hiện tinh thần nhập thế lẫn phụng sự chúng sinh, tùy theo nền tảng và trình độ cứu độ mà có vô số phương pháp tu tập.

Vài nét về pháp môn Tịnh Độ

Lý thuyết Tịnh độ tông phát triển ở Ấn Độ, là một phương pháp thực hành, không có tông phái nào được thành lập. Chỉ sau khi du nhập vào Trung Quốc, Tịnh độ tông mới trở thành một tông phái. Phật giáo du nhập vào Trung Quốc từ cuối thế kỷ I đến đầu thế kỷ II sau Công nguyên, nhưng kinh điển Tịnh độ mãi đến thế kỷ III mới xuất hiện. Vào thời điểm nhà Ngụy (năm 250 SCN), pháp sư Sanghavarman dịch Kinh Vô Lượng Thọ và cư sĩ Chí Khiêm (thời Tôn Quyền) dịch Kinh Đại A Di Đà. Vào thời trị vì của Diêu Tần (thế kỷ IV), ngài Cưu Ma La Thập đã dịch Kinh A Di Đà, còn gọi là tiểu Kinh A Di Đà và pháp sư Phật Đà Bạt Đà La (Giác Hiền) dịch Kinh Tân Vô Lượng Thọ cùng Quán Phật tam muội Kinh. Pháp sư Trí Nghiêm dịch Tịnh độ tâm muội. Ông Thời Lưu Tống (thế kỷ V) và ngài Cương Lưỡng Da Xá (Kàlayàsas) dịch Kinh Quán Vô Lượng Thọ, còn ngài Bồ Đề Lưu Chi (thế kỷ VI) dịch Vô Lượng Thọ Kinh Luận. Đặc biệt, với cuốn “Vãng sanh Tịnh độ luận” do ngài Thế Thân viết, lời dạy của Tịnh độ tông mới hoàn thành trọn vẹn tại đây.

Đây được xem là một trong những phương pháp dễ tu dễ chứng, không phân biệt tại gia hay xuất gia đều thực tập được. Chính ngài Huệ Viễn mở ra đường lối tu hành cho pháp môn Tịnh độ nên được xem là sơ Tổ của Tịnh độ tông. Có 3 bộ kinh chính: Kinh A Di Đà; 2. Kinh Vô Lượng Thọ; 3. Kinh Quán Vô Lượng Thọ.

1. Kinh A Di Đà: Sau khi diễn tả cảnh trang nghiêm thanh tịnh của thế giới Cực Lạc, Đức Phật khuyên mọi người nên phát khởi tín tâm, niệm Phật cầu vãng sanh.

2. Kinh Vô Lượng Thọ: Nói về nhân hạnh bổn nguyện và quả vi của Đức Phật A Di Đà và 48 nguyện của Pháp Tạng tỳ kheo và nguyện niệm Phật cầu vãng sanh.

3. Kinh Quán Vô Lượng Thọ: Nói về 16 pháp quán tưởng Phật, cảnh giới Tịnh độ. Trong 9 phẩm dạy người cầu sanh Tịnh độ.

Đây là ba tác phẩm nền tảng của Phật giáo Tịnh độ. Mặc dù không có nhiều kinh điển phát triển giáo lý Tịnh độ, nhưng nhiều kinh điển trong hầu hết các hệ phái đều đề cao tư tưởng Tịnh độ, khiến Tịnh độ tông trở nên phổ biến và nổi bật trong giáo lý Phật giáo. Qua đó cho thấy, Tịnh độ là cõi tịnh, cõi an lành. Đây là mơ ước của tất cả chúng sanh. Điển hình trong Kinh Bửu Tích có ghi chép lại sự việc Đức Phật vì vua Tịnh Phạn và những người thân tộc mà nói pháp môn “trì danh hiệu niệm Phật” để cầu vãng sanh. Vì Như Lai cũng từng dạy: “Niệm Phật là vua của tất cả các pháp” nên giáo lý Tịnh Độ sau này được chư Tổ xiển dương rộng rãi. Và từ đó, Tịnh độ tông ra đời.

Thiền sư S.N Goenka nói: “Sự giải thoát chi có thể có được qua việc thực hành, chứ không phải bằng sự bàn luận suông”. Quả thật, từ khi Đức Phật khai sáng Đạo Phật đến nay, chưa có bậc giác ngộ nào không lấy hành trì làm tiên quyết cho sự giải thoát.

Thiền sư S.N Goenka nói: “Sự giải thoát chi có thể có được qua việc thực hành, chứ không phải bằng sự bàn luận suông”. Quả thật, từ khi Đức Phật khai sáng Đạo Phật đến nay, chưa có bậc giác ngộ nào không lấy hành trì làm tiên quyết cho sự giải thoát.

Ứng dụng triết lý Tịnh độ trong cuộc sống

Thiền sư S.N Goenka nói: “Sự giải thoát chi có thể có được qua việc thực hành, chứ không phải bằng sự bàn luận suông” [1]. Quả thật, từ khi Đức Phật khai sáng Đạo Phật đến nay, chưa có bậc giác ngộ nào không lấy hành trì làm tiên quyết cho sự giải thoát. Ngay bản thân Đức Phật cũng nhờ vào sự nỗ lực tinh tấn thiền định suốt 49 ngày đêm mới thành bậc chánh đẳng giác, và cũng nhờ tâm thiền định mới có thể truyền pháp trên 40 năm. Đạo Phật truyền thừa đến ngày nay và phát triển khắp mọi nẻo đường trên thế giới là nhờ vào dụng công tu tập của chư vị Tổ sư, chư Phật đã truyền lại. Giáo pháp vô lượng mà pháp hành có sức ảnh hưởng mạnh nhất đối với tín đồ Phật giáo trên thế giới đó là Thiền – Tịnh – Mật tam tương ưng mặc dù phương thức hành trì khác nhau nhưng cùng chung một đích đến. Do vậy, chúng ta phải nỗ lực tu tập để khai mở tâm trí chính mình. Trong cuộc sống, những người sống nhiều bằng trực giác, nếu có đầy đủ kiến giải chân chánh và hạ thủ công phu, thường tu hành sớm đạt kết quả. Đức Phật dạy: “Người thường tu thiền định, thường kiên trì tinh tấn bậc trí hưởng niết bàn đạt an tịnh vô thượng.” [2]

Sau khi hiểu khởi nguyên của Tịnh độ và qua đó ta cũng thấy được điểm dị, đồng giữa các tông sư nhưng tất cả đều hướng đến một mục đích chung, khác nào nước có vạn nẻo nguồn phải chảy ra biển cả. Chư vị Tổ sư chưa từng có một chuyện đáng tiếc nào xảy ra. Sở dĩ có sự phân chia như vậy chỉ vì các ngài muốn phương tiện giáo lý hóa Phật giáo với tùy cơ, tùy thời và tùy xứ sở mà thôi. Chứ trên cơ bản thuần túy của Đạo Phật, quý ngài không bao giờ để mất hoặc biến đổi bản chất. Như nước ở sông này có một sắc thái và mùi vị, khác với sông kia là tùy theo vị trí địa lý của nó, chứ phần tính chất làm cho ta biết được nó là nước và nó vẫn giữ được tính chất nước, là “tính lỏng” không bao giờ đổi thay vậy.

Sự phân chia này nói lên rằng con người Phật giáo là con người luôn luôn có tự do tư tưởng. Các ngài lập tông đều nương vào kinh điển chính truyền của Phật giáo từ Ấn Độ để tùy theo căn cơ, tùy thời giáo hóa tất cả chúng sanh. Nhờ đó, sau này văn hóa Phật giáo trở thành một kho tàng vĩ đại. Không phải chỉ riêng Đạo Phật, hầu như tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới, theo dòng thời gian đều phân chia ra nhiều tông phái. Sự phân chia tông phái là lẽ tất nhiên phải có, nó là một định luật tất yếu, đúng thời sẽ xảy ra. Bởi bánh xe pháp trong cuộc sống luôn luôn biến đổi mới có thể phù hợp. Với lại, các thế hệ sau kế thừa thế hệ trước nhưng không rập khuôn mà phải có tinh thần sáng tạo vươn lên mới đem lại lợi ích cho xã hội, sau cùng đáp ứng nhu cầu của con người trong thời đại mới. Nếu không, Đạo Phật không thể phát triển được về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Đức Phật dạy chúng ta “hãy tự thắp đuốc mà đi”, “chính bạn chứ không phải người khác mới là nơi nương tựa của bạn”. Vì vậy, pháp môn Tịnh độ cũng chú trọng cả hai yếu tố lý thuyết và thực hành. Nói cách khác, người muốn tu tập phải là người vừa hiểu Phật pháp vừa có khả năng thực hành khéo léo. Nếu chỉ hiểu phần lý thuyết mà không thể nghiệm phần thực hành, thực tu thì sẽ trở nên vô nghĩa. Vì vậy, bất kỳ tông phái nào của Phật giáo cũng không ngoài mục tiêu chú trọng vào việc thực hành, thực tập tu chứng. Hơn nữa, Tịnh độ tông xem mọi chúng sinh đều có bản tánh giống như Phật: “Tất cả chúng sinh đều có tánh Phật”. Phật là tất cả chúng sinh, và tất cả chúng sinh đều là Phật. Đây là một thực thể, một cuộc sống, hai khía cạnh không thể tách rời trong cuộc sống. Chân lý tuyệt đối đó giống như mặt nước tịch tịnh và tĩnh lặng dưới đáy đại dương. Cảnh tượng đối diện là một vài con sóng, hình dạng của chúng thay đổi theo sức gió. Cái chơn như tịch tịnh không tách riêng với cảnh tương đối, cũng như nước đâu có tách rời khỏi sóng, nước tức là sóng và sóng tức là nước. Khác nhau một chút là không xao động và xao động. Ngày nào hết mê lầm, tâm tịnh không xao động, thì ngày đó tánh chơn như hiển bày và hoàn toàn giải thoát.

Dưới ánh sáng trí tuệ và từ bi, Phật giáo ngày càng lan rộng khắp thế giới, thích ứng với mọi môi trường, điều kiện sống trong thời đại công nghệ 4.0 ngày càng phát triển. Điều này khiến chúng ta nhận ra Phật giáo không hề cổ hủ, cứng nhắc, bảo thủ, nhàm chán mà nhanh nhẹn, linh hoạt, có khả năng thích ứng với những phong tục, vùng miền, địa lý. Vì vậy, Phật giáo là cội nguồn đời sống tinh thần của dân tộc. Niệm Phật có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của các đệ tử Phật giáo.

Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều cách tu tập, nhưng pháp môn Tịnh độ dễ thực hành, dễ nhận thức, phù hợp với mọi người. Người ta chủ trương đạt được thiền định bằng cách niệm Phật. Đó là “chân tánh của Phật A Di Đà, cõi tịnh độ của tâm”. Vì vậy, niệm Phật và các khóa tu khác đều dành cho tất cả các thành phần chính của xã hội hoặc cộng đồng. Đặc biệt, phương pháp niệm Phật được mọi người tin tưởng và thực hành, không chỉ tu sĩ, cư sĩ mà ngay cả những người không theo đạo cũng niệm Phật. Giống như khi vào chùa, mọi người đều cúi chào nhau và niệm “A Di Đà Phật”. Khi lâm chung, nếu tâm không xao động và nhớ nghĩ từ một đến mười niệm nhất tâm thì có thể sanh ở cõi lành. Ngoài khả năng tự lực, còn có sự hỗ trợ của các tha lực khác giúp con người giữ vững niềm tin, ý chí, vượt qua mọi chướng ngại tà ác, để không bị trói buộc, cản trở trước khi nhắm mắt rời bỏ cõi đời này. Vì vậy, nhiều đạo tràng được thành lập để trợ lực, ở đâu có nhu cầu thì đến giúp đỡ. Mặt khác, việc thực hành Tịnh độ tông còn có nhiều khía cạnh như hướng dẫn mọi người thực hành niệm Phật, giữ tâm tĩnh lặng trước mọi nghịch cảnh trong cuộc sống, khuyến khích mọi người nghe giảng, học Phật, thực hành,… hãy tìm hiểu thêm về Phật giáo, thực hành đúng giáo pháp và tránh rơi vào mê tín dị đoan.

Bằng những phương pháp tu tập rất cụ thể, có thể áp dụng cho mọi thời đại, dựa trên cơ sở sự ưu việt và thấp kém của mọi chúng sinh và trên tinh thần do nhân duyên biến đổi, nhân duyên không thay đổi, Phật giáo không có một quan điểm cứng nhắc nào  cho giáo điều hay giáo lý tối thượng. Ngược lại, Phật giáo rất tự do, phóng khoáng, nên Phật giáo trở thành Phật giáo của bất kỳ quốc gia nào. Thờ Phật và học pháp chỉ là những mức độ hiểu biết, phong tục tập quán và phương pháp thực hành khác nhau mà thôi. Phật giáo ở nước này sẽ không giống Phật giáo ở nước khác và ngược lại. Tuy nhiên, Phật giáo ở các nước cũng có điểm chung nhất: giác ngộ và giải thoát.

Sở dĩ Phật giáo có thể phát triển là nhờ tứ chúng con của Phật. Bất kỳ nơi nào Phật tử thực sự học tập, tu tập và đạt giác ngộ thì Phật giáo ở nước đó sẽ phát triển và tồn tại. Tương tự, khi quan sát dòng nước, chúng ta có thể thấy rõ các dòng nước hòa quyện chặt chẽ với nhau tạo thành một dòng tuần hoàn vô tận. Tất cả những mối liên hệ này là sợi dây chính xuyên suốt giáo lý Phật giáo, tức “lý trí và sự hòa hợp”. Đức Phật là người hướng dẫn, là thầy thuốc chẩn bệnh và kê thuốc, chúng ta có nên đi hay không? Đối với Phật giáo, người tu hành tự quyết định số phận của mình và chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Chú thích:

* Đại Đức Thích Minh Nghiêm, Học viên Cao học khóa II tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.

 [1] Thiền sư Goenka, tỳ kheo Pháp Thông dịch (2005), Tìm hiểu pháp môn niệm thọ, Nxb. Phương Đông, tr.11. 

[2] Thiền sư Mahasi Sayadaw, Tỳ kheo Pháp Thông dịch (2007), Minh sát thực tiễn, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.bìa.

Tài liệu tham khảo:

1. Đoàn Trung Còn (dịch, 2015), Kinh Na Tiên Tỳ – kheo, Nxb. Tôn giáo.

2. Thích Minh Châu (dịch, 2017), Kinh Tương Ưng bộ I, Nxb. Tôn giáo.

3. Thích Thiện Hoa (2005), Phật học phổ thông, Nxb. Tôn giáo.

4. Nguyễn Lang (2012), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Hồng Đức.

5. Thích Minh Thời (2012), Kinh nhật tụng, Nxb. Tôn giáo.

6. Thích Thanh Từ (dịch, 1997), Kinh Tăng nhất A – hàm, Nxb. Tôn giáo.

7. Thích Thanh Từ (soạn dịch, 1990), Thiền sư Trung Hoa, Nxb. Tôn giáo.

8. https://giacngo.vn/phap-mon-tinh-do-o-nam-bo-viet-nam-post35279.html truy cập: ngày 13/11/2023.

Nguồn: Tạp chí Văn hoá Phật giáo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu

Nghiên cứu 23:14 20/12/2024

Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay.

Nguyện giải thoát ngay hiện tiền

Nghiên cứu 13:41 18/12/2024

Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.

Đời tu của tôi

Nghiên cứu 09:32 18/12/2024

Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.

Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh

Nghiên cứu 11:12 17/12/2024

Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.

Xem thêm