Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Giấc mơ của người trẻ

Mùa này ở Việt Nam đang vào thu, lá vàng rơi khắp nẻo đường, những bông hoa cũng thu mình nhỏ bé vào hồn đất lúc nào không ai hay. Khi gió chiều thoáng nhẹ, vầng mây trắng chợt bồng bềnh như một điệu múa hát ca. Bắt đầu con người có cuộc sống hiền hòa chảy dài từ vô tận.

Thu, mỗi đất nước điều đón lấy hơi ấm của mùa xuân của những năm trước đó và gặp gỡ nhau trong tự tình vô thỉ. Nếu là nhà sư, nếu là nhà xã hội học, bác học cảm nhận các mùa qua đôi mắt tình tứ, dấu yêu còn đối với nhà viết văn, làm thơ và nhà triết học thì cũng nhìn thấu cội nguồn của bản chất vô sinh bất diệt. Như có một thiền sư khẳng khái diễn bày cái tâm thức thực tại qua một cái nhìn mới tự do là “tiếp nối”.

 Khổ đau và hạnh phúc là chỉ một con đường

Cho nên giấc mơ chính là sự nối tiếp sự sống của những giây phút đi qua trong tiềm thức. Giống như mùa đông và mùa xuân vậy, nó chỉ là biểu hiện từ trạng thái này rồi bước tới chân trời khác mà thôi. Ví như người thợ săn đi vào rừng, trên lưng mang theo các dụng khí, sau đó họ tìm cách đặt tất cả khí cụ ấy xuống mặt đất rồi lẩn trốn bên một lùm cây lớn chờ cho có các động vật hoang dã đi ngang bẫy bắt được như ý muốn của ông thợ săn. Và cứ tiếp tục vào ngày hôm sau người ta lại có thói quen muốn sở hữu một vật thể, một vài con thú, dù cái đó đã có bảng cấm, có rào cản. Nhưng một khi tâm ý buông lung, suy đoán ngoài cái tưởng thì khó lòng mà nhận diện dò soát, nắm bắt được những gì mà chúng ta thường đánh mất trong từng chốc lát. Mỗi khi biết mình đang rong ruổi chạy kiếm những cái ở ngoài tâm, gần với điều mà giấc mơ biểu hiện, tạm gọi là vọng tưởng. Trong lúc đó người mà làm chủ được phiền não, được ý căn là sẽ tìm cách dừng lại, cột mình an trú vào chánh niệm vào hơi thở có ý thức. Biết rằng phương pháp đối trị giấc mơ đó, chẳng khác gì chúng ta cầm chắc sợi dây và thả neo xuống đại dương trong cơn sóng lặng chìm.

Có được cái thức tỉnh táo trong lúc thiếp ngủ ngả về phải, về trái là chúng ta đã thực tập thuần phục các thiện căn và qua lớp ánh sáng của sáu giác quan làm việc. Để mỗi người trong chúng ta trải nghiệm sự sống trong gió xuân, gió hạ, gió thu chính là cơ hội gieo xuống trái đất những mầm mống yêu thương và những hạt giống biết ơn.

Qua một chuỗi thời gian bốn mùa, chúng ta cũng đừng nên bồn chồn mong đợi. Vì ban đêm sẽ từ từ biến đổi thành ban ngày do đó không có một điều chi làm tâm thức chúng ta phải trăn trở âu lo. Cứ để vũ trụ vận hành một cách tự nhiên thấu suốt. Miễn sao khi mỗi giây phút qua đi bạn có khả năng ôm ấp được cơn giận và thưởng thức được sự có mặt ở trong giây phút hiện tại như một vài giọt sương còn đọng lại trên nhành chồi non, chiếc lá vàng đang từ từ rơi nhẹ hoặc người mẹ của mình đang lom khom thổi bếp cơm sớm hay một buổi thiền nhắm mắt làm thơ. Đó thực sự chính là hạnh phúc của một người trẻ có may mắn là mình đang được sống yên trong tinh thần hiểu biết và nhiều chất liệu từ bi.

Vì mỗi khi ta biết thương cái hình hài và hơi thở này rồi thì chúng ta rất dễ nghĩ đến mọi hiện tượng, vật chất bên trong và nằm ở bên ngoài tâm hồn của bản tâm. Bạn thử nhìn sâu vào gáo nước trong vắt thì bạn sẽ thấy ngay được bầu trời trong và đám mây thong dong khi mỗi độ thu về.

Mùa thu cũng như bao mùa khác, nó vẫn tiếp nối và có trong nhau từng tế bào. Chưa bao giờ tách biệt, chỉ có hiện sinh tương tức. Tâm chúng ta thường thiếu tỉnh giác để thấy được cái lý duyên sinh đó. Xin các bạn trẻ hãy tận hưởng mùa thu như mùa xuân hoa nở vậy. Đừng có bỏ qua một mảy may hiếm có nào chỉ một lần xảy ra trong đời.

Cho dù là năm đó mùa thu nắng hạn, trăng cháy vàng. Từ lúc bắt đầu ra đời các bạn luôn có khả năng tập sống kiên nhẫn, buông bỏ mọi ý niệm tốt xấu, vui buồn, thương ghét cơ mà? Rằng ta nên cân nhắc cuộc sống “khổ đau và hạnh phúc là chỉ một con đường”. Con đường lý tưởng và niềm tin giấc mơ chính là hạt mầm nuôi dưỡng bồ đề tâm rộng lớn ấy.


Tác giả: Thích Pháp Bảo/ Nguồn: www.phapbao.org
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Phật giáo thường thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Phật giáo thường thức 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Phật giáo thường thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Từ bi và trí tuệ phải cân bằng

Phật giáo thường thức 08:00 26/04/2024

Trí tuệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí tuệ mà thiếu từ bi là trí tuệ khô (càn tuệ), có từ bi mà không trí tuệ là từ bi mù quáng (si từ).

Xem thêm