Giác ngộ và tu hành
Nhiều khi đau khổ, bệnh tật,...lại là chất liệu để chúng ta giác ngộ. Cho nên, trong Tứ Thánh Đế của Đạo Phật thì Khổ đế đứng đầu tiên. Nếu chúng sinh không thấy khổ thì không nghĩ đến tu hành, không nghĩ đến tu hành thì không giác ngộ và không đắc được giải thoát.
Trong nhà Phật có câu: “Nhân bất phùng nạn, bất hồi đầu.” Nếu cứ sướng quá, tiền lúc nào cũng đầy túi, ăn chơi thoải mái, thì chúng ta dễ gì nghĩ đến tu dưỡng, rèn luyện? Nhưng khi gặp nạn, chúng ta bị khổ, bị bệnh và nhìn thấy cái chết đang cận kề, thì chúng ta mới tỉnh ngộ: “Cuộc đời là như vậy, cần phải tu dưỡng, rèn luyện thôi!”.
Có câu chuyện về một vị Đại Bồ tát khi nhìn thấy các ông trời, cô tiên hàng ngày đều đi chơi, hái đào tiên, ca hát, nhảy múa, không chịu tu hành; vị Bồ Tát liền dùng thần thông đốt hết các cung điện của họ. Khi nhìn thấy cung điện của mình cháy, các ông trời, cô tiên hoảng hốt, lúc ấy mới giác ngộ: “Ồ! Mọi thứ đều vô thường!”. Rồi họ bắt đầu nghĩ đến chuyện tu hành.
Bởi vậy, Đức Phật cứu độ chúng sinh là giúp chúng sinh có nhân duyên để giác ngộ, chứ không phải chỉ giúp chúng sinh hết bệnh, hết khổ, không chết, nhiều tiền. Rất nhiều người nhìn thấy cái chết lại được giác ngộ. Mà giác ngộ mới là quý, giác ngộ mới giải thoát được mọi đau khổ. Còn cái khổ của bệnh, nghèo, khổ, đói vẫn chỉ là cái khổ nhỏ, khổ của luân hồi sinh tử mới là cái khổ lâu dài. Nên Đức Phật muốn chúng sinh giác ngộ cái khổ của luân hồi sinh tử và tu tập để giải thoát.
Vì thế, nhiều khi chúng ta gặp cảnh khổ, gặp hoạn nạn cũng là duyên để Phật độ chúng ta. Nếu biết đó là duyên Phật độ thì chúng ta phải cảm ơn Phật, vì nhờ duyên này chúng ta mới giác ngộ, rồi biết quay đầu, biết tu hành.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm