Phật Giáo
Thứ năm, 06/05/2021, 15:28 PM

Người tu hành không lầm nhân quả

Hỏi: Các vị Cao Tăng Đại đức là những bậc đại tu hành còn có rơi vào vòng chi phối của nhân quả hay không?

Đáp: Nhân quả là quy luật của vũ trụ vạn vật, không có một ai có thể đi ra ngoài quy luật ấy. Người tu hành đạt đạo và chứng quả thì không còn mê lầm đối với nhân quả, chứ chẳng phải là không còn nằm trong nhân quả. Việc này có liên hệ đến một công án của nhà Thiền. Một hôm, Hòa thượng Bá Trượng lên tòa giảng pháp cho đại chúng. Sau khi kết thúc buổi giảng, mọi người đều ra về hết, duy chỉ có một cụ già còn ở lại, đi đến đảnh lễ và trình với Hòa thượng:

- Bạch Hòa thượng! Con không phải là người.

Hòa thượng hỏi:

- Ông không phải là người, vậy ông là gì?

Ông lão đáp:

- Bạch Hòa thượng! Năm trăm đời về trước, con vốn là một người xuất gia tu hành ở ngọn núi này. Ngày nọ, có một người đến hỏi con: ‘Bậc tu hành đạt đạo có còn rơi vào nhân quả hay không?’. Khi ấy, con đã trả lời: ‘Không còn rơi vào nhân quả’. Chỉ vì một câu nói đó, mà con phải bị đọa năm trăm kiếp làm chồn sống ở ngọn núi này. Nay xin Hòa thượng từ bi nói cho con một lời để chuyển hóa thoát khỏi kiếp chồn.

Những lợi ích của việc tin và sống theo định luật nhân quả

Lúc đó, ngài Bá Trượng nghiêm trang nói với ông lão:

- Vậy ông hãy hỏi lại ta câu hỏi đó.

Ông lão hỏi:

- Bạch Hòa thượng! Người tu hành đạt đạo có còn rơi vào nhân quả không?

Ngài Bá Trượng đáp rằng:

- Không lầm nhân quả!

Khi nghe câu nói đó rồi, ông lão đảnh lễ Hòa thượng và cầu xin:

- Xin Hòa thượng buổi chiều nay hãy làm lễ an táng cho con giống như một vị Tăng.

Quy luật nhân quả bao trùm khắp vũ trụ vạn vật, không chỗ nào không có từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, không có thay đổi.

Quy luật nhân quả bao trùm khắp vũ trụ vạn vật, không chỗ nào không có từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, không có thay đổi.

Nói xong, ông lão đảnh lễ Hòa thượng ra đi. Buổi chiều, ngài Bá Trượng đánh kiền chùy tập hợp đại chúng lại và nói: ‘Hôm nay có một vị Tăng vừa qua đời, đại chúng nên đi làm lễ’. Mọi người đều ngạc nhiên vì nhìn thấy số Tăng chúng sống trong chùa đều còn đầy đủ, không có ai viên tịch. Sau đó, ngài đã dẫn đại chúng đi tới một cái hang phía sau núi để xem thì thấy có một con chồn đang nằm chết trong đó. Ngài và đại chúng cùng nhau làm lễ nghi thức an táng cho con chồn giống như một vị Tăng xuất gia. Như vậy, ngay cả người đã xuất gia, nhưng chưa tu hành tới chỗ rốt ráo, vẫn có thể phạm sai lầm trong vấn đề nhân quả và làm cho người khác lầm lạc, thấy không đúng dẫn đến việc tu sai, do đó phải chịu tội báo đọa làm chồn năm trăm kiếp. Đối với vấn đề nhân quả, tất cả mọi người đều phải hết sức thận trọng, không thể mở miệng nói càn. Chỉ là không có sai lầm đối với nhân quả, bởi vì đã thấu suốt rõ ràng nhân quả, chứ chẳng phải không còn rơi vào nhân quả.

Nhân quả trong nhà Phật

Quy luật nhân quả bao trùm khắp vũ trụ vạn vật, không chỗ nào không có từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, không có thay đổi. Ví dụ, chúng ta gieo trồng hột cam xuống đất và chăm sóc vun bón cho nó thì mấy năm sau nó sẽ mọc thành cây và những trái cam ngọt. Ngược lại, gieo hạt ớt hay hạt chanh xuống đất thì chỗ ấy sẽ mọc lên cây cho quả ớt cay hoặc quả chanh chua. Từ xưa đến giờ không hề có việc trồng hạt chanh mà có trái cam, bởi vì nhân nào thì quả nấy, không thể có sự sai lệch. Không chỉ nhân quả ở trong loài thực vật, mà các loại động vật hay sự tu hành, thậm chí cho đến những ý niệm vi tế cũng không ra thể vượt ngoài quy luật nhân quả. Ví dụ, khi chúng ta mắng nhiếc người khác một câu, thì họ cũng tìm cách để trả đũa lại mình. Hoặc chúng ta luôn nghĩ những điều xấu ác về một người nào đó, thì lâu ngày điều ấy sẽ trở thành ý nghiệp và chiêu cảm quả báo là họ cũng sẽ nghĩ xấu về mình. Nhân quả như bóng theo hình, như vang theo tiếng, dù trải qua ngàn đời cũng không có mất. Người tu khi đã hiểu rõ về đạo lý nhân quả rồi, thì từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động hay việc làm đều nên chọn lựa cái nhân thiện lành để gieo trồng ngay trong hiện tại và đừng nên gieo xuống những cái nhân xấu ác để đưa chúng ta đi đến cái quả khổ đau về sau.

Thích Minh Thành

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Với người đang trả quả báo, nên giúp hay không?

Kiến thức 07:25 31/12/2024

Có người đặt vấn đề, nếu ai đó trong quá khứ lỡ làm ác, tạo nghiệp xấu, không biết tu tập để chuyển hóa, đến khi quả báo chín muồi thì phải nhận lấy báo ứng không lành. Trong nhân gian có nhiều người cho rằng, nên để người đó chịu khổ để trả quả báo, nếu cứu họ thì quả báo xấu ấy sẽ về mình. Vậy chúng ta phải ứng xử như thế nào cho đúng?

Phước cao nhất là vượt qua mọi thăng trầm của cuộc sống

Kiến thức 05:57 30/12/2024

Không phải mình tu học hay làm phước với hy vọng sẽ được gặp toàn chuyện tốt đẹp, hay để trở thành con người hoàn hảo, mà là để mình có đủ sức mạnh, đủ trí tuệ, đủ đạo đức để vượt qua mọi thăng trầm của cuộc sống.

Bảy ý nghĩa ngày Phật thành đạo

Kiến thức 12:40 29/12/2024

Sự kiện Phật Thành đạo có ý nghĩa lớn lao, là ngày trọng đại trong niềm hân hoan của Phật tử nói riêng và đạo Phật nói chung: Ngài chính thức Chuyển pháp luân bánh xe Chánh pháp, đem đạo từ bi, trí tuệ và giải thoát để dẫn dắt chúng sanh hướng về nẻo giác.

Mỗi ngày ăn cái gì?

Kiến thức 14:02 28/12/2024

Ăn được cũng chưa phải là thực ăn, vì có ăn hay không ăn đều là vấn đề sanh diệt. Nếu không ăn mà ăn, ăn mà không ăn, đó là từ hữu vi đạt đến vô vi, từ có tướng đạt đến vô tướng, từ sanh diệt đạt đến không sanh diệt.

Xem thêm