Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 30/09/2024, 15:46 PM

Giai thoại thiền: Cao và xa

Tại thiền viện Long Hổ, chư Tăng đang vẽ bức tranh con rồng đấu với con cọp. Rồng thì cuộn mình trên mây sắp vồ xuống. Cọp thì chực sẵn muốn vồ lên. Chư Tăng cứ tô đi vẽ lại mãi mà thấy cái thế vẫn chưa xứng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vừa lúc đó, Thiền sư Thiện Chiêu Phần Dương từ bên ngoài đi vào. Chư Tăng thỉnh ngài xem và xin cho lời bình phẩm. Thiền sư xem xong, nói:

- Về hình dáng bên ngoài của rồng và cọp thì vẽ tốt rồi. Song các ông có biết rồng và cọp có những đặc tính gì chăng? Nay cần phải rõ. Rồng trước khi nó xông trận thì đầu nó phải co rút lại phía sau. Cọp khi cần nhảy vồ lên thì đầu nó hẳn phải cúi thấp xuống. Cổ rồng rút lùi phía sau càng nhiều; đầu cọp cúi càng sát đất thì chúng mới xông càng nhanh, nhảy càng cao được.

Chư Tăng nghe xong rất hoan hỷ và thưa rằng:

- Thật là một lời nói phá của Hòa thượng! Chúng con không những vẽ đầu con rồng hướng mạnh về trước, mà cái đầu con cọp cũng giương rất là cao. Hèn chi khi nãy giờ xem hoài mà cảm thấy động tác không có xứng.

Nhơn đó, Thiền sư Vô Đức chỉ dạy thêm:

- Đạo lý xử sự với người và tham thiền học đạo cũng như vậy. Sau khi lùi một bước để chuẩn bị thì mới có thể xông được xa. Sau khi thấp mình xuống một chút để phản tỉnh thì mới có thể nhảy được cao.

Chư Tăng chưa hiểu nên thưa hỏi thêm:

 - Bạch Hòa thượng, người mà lùi bước thì đâu có thể tiến tới trước được? Người mà thấp mình xuống thì đâu thể nhảy càng cao?

Sư nghiêm nghị bảo:

- Các ông hãy nghe một bài thơ thiền của ta đây thì rõ.

Tay nắm mạ non cắm đầy ruộng,

Cúi đầu liền thấy trời trong nước.

Thân tâm thanh tịnh mới đạo mầu,

 Lui bước vốn là tiến tới trước.

Âm:

Thủ bả thanh ương sáp mãn điền,

Đê đầu tiện kiến thủy trung thiên.

Thân tâm thanh tịnh phương vi đạo,

Thối bộ nguyên lai thị hướng tiền.

Ngài bảo:

- Các ông có thể lãnh hội được chăng?

Ngay đó mọi người mới bừng tỉnh lời ngài dạy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm