Giáo hội cảnh báo hành vi lừa đảo trục lợi, xuyên tạc hình ảnh Phật giáo
“Đây là hình thức lừa đảo, hành vi vi phạm pháp luật có tổ chức, diễn biến phức tạp trên phạm vi diện rộng và đã có nhiều trường hợp là nạn nhân của các đối tượng này”...
Thượng tọa Thích Phước Nguyên, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 GHPGVN, ngày 9/3 đã ký ban hành Thông báo số 100/TB-HĐTS, cảnh báo hành vi lừa đảo để trục lợi, xuyên tạc làm ảnh hưởng niềm tin tín đồ và hình ảnh của Phật giáo qua các nền tảng mạng xã hội, truyền thông đại chúng.
“Lợi dụng uy tín và hình ảnh của Phật giáo, vừa qua, trên các nền tảng mạng xã hội lan truyền thông tin kêu gọi tham gia khóa tu mùa hè đăng ký qua các nền tảng mạng xã hội bằng nhiều hình thức như: website, fanpage, hội nhóm, thông báo trên nền tảng Facebook, Zalo… sau đó lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng”, thông báo cho biết.
Theo đó, kẻ xấu có hành vi lừa đảo tinh vi thông qua việc giả mạo chữ ký của chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lợi dụng hình ảnh và thông tin của các cơ sở tự viện Phật giáo trong cả nước để thu hút sự tham gia của cộng đồng, đăng tải thông tin tài khoản để kêu gọi chuyển tiền bằng nhiều hình thức.
“Đây là hình thức lừa đảo, hành vi vi phạm pháp luật có tổ chức, diễn biến phức tạp trên phạm vi diện rộng và đã có nhiều trường hợp là nạn nhân của các đối tượng này”, thông báo nhấn mạnh.
Thông báo số trên cũng nêu rõ đang có hình thức lợi dụng hình ảnh Phật giáo nhằm mục đích trục lợi và xuyên tạc, gây mất đoàn kết tôn giáo, tuyên truyền các tư tưởng tiêu cực nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc thông qua việc cắt ghép các buổi thuyết giảng của chư tôn đức giảng sư, sau đó đăng tải và lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội gây ngộ nhận, triệt hạ uy tín, bôi nhọ làm xấu đi những giá trị và hình ảnh tốt đẹp của Tăng đoàn và Phật giáo.
Kẻ xấu sử dụng triệt để tiện ích của internet qua các website, mạng xã hội, các kênh thông tin truyền thông.
Thông báo đề nghị ngăn chặn các hành vi lừa đảo và những yếu tố bịa đặt, xuyên tạc đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, đặc biệt là giả mạo văn bản và chữ ký của chư tôn đức lãnh đạo cấp cao của Giáo hội để thông báo chiêu sinh khóa tu mùa hè với mục đích trục lợi.
“Với tinh thần phức tạp hiện nay, Văn phòng Thường trực Trung ương Giáo hội thông báo và đề nghị các cơ sở tự viện, quý Phật tử, quý vị yêu mến Đạo Phật và cộng đồng xã hội cần phải chánh niệm và cảnh giác khi tiếp cận với những thông tin từ không gian mạng hoặc các hình thức khác, nếu phát hiện các trường hợp như đã nêu trên hoan hỷ thông tin đến Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tại địa phương hoặc các cơ quan chức năng để kịp thời xác minh”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp có nhân sự mới
Tin tức 15:49 22/11/2024Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp hôm 20/11 đã công bố quyết định bổ sung nhân sự Trường Trung cấp Phật học tỉnh này.
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Tin tức 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM
Tin tức 22:17 21/11/2024Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Tin tức 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Xem thêm