Giết chúng sinh, đốt vàng mã để cúng ông bà tổ tiên là hủ tục cần hủy bỏ
Nén hương lòng của một người con biết tu hành là nén hương thơm thảo nhất. Con cái biết ơn sinh thành, biết phụng dưỡng cha mẹ, chị em trong gia đình biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, bạn bè biết trân quý nhau, xã hội biết chia sẻ buồn vui, đó mới là cốt lõi của sự sống!
1. Khi chết linh hồn không có vật chất nên không thể dùng được vật chất.
2. Vì người chết mà con cháu sát sinh để cúng, cả hai đều mang tội.
3. Trời, Đất, Phật, Thánh, Thần là những bậc chân tu, đã thoát khỏi cõi luân hồi, đang ngự nơi tiên cảnh, không còn ở chốn nhân gian, sát sinh để tồn tại.
4. Đốt vàng mã cho người chết là quá lạc hậu, hủ tục, gây ô nhiễm môi trường sống, mất an toàn phòng cháy chữa cháy, cần phải loại bỏ.
5. Con cháu cúng thì con cháu ăn. Cúng bao nhiêu thì vẫn còn bấy nhiêu thôi đúng không?
6. Đặt mâm cúng sát sinh lên bàn thờ chỉ là hủ tục lạc hậu, không mang giá trị văn hoá tâm linh, không làm cho con người giác ngộ, cần phải hủy bỏ.
7. Bàn thờ gia tiên là nơi tôn nghiêm, sạch sẽ, không thể bày lên những thứ vật chất, sát sinh, làm ô uế chốn tâm linh của gia cảnh.
8. Việc bày mâm cao, cỗ đầy lên bàn thờ cúng bái xong, đợi hết tuần nhang đem xuống ăn là mất vệ sinh, chưa kể bị ruồi nhặng bám vào, dễ gây bệnh đường ruột...
9. Chúng ta cứ miệng thì A Di Đà Phật cầu cho người chết vãng sanh nơi tiên cảnh, vậy mà cứ sát sinh, đốt vàng mã cúng bái cõi âm, thì chỉ có cúng cho âm binh nó nhận mà thôi.
Cho nên chúng ta đừng vì lời khen tặng mà bán rẻ mình, đừng vì lời vuốt ve của dòng họ, bạn bè, hàng xóm mà làm những việc không đáng.
Họ ăn rồi,họ đi về nhà họ, và người gánh tội là mình, như thế không phải là quá dại dột sao ?
Nén hương lòng của một người con biết tu hành là nén hương thơm thảo nhất. Con cái biết ơn sinh thành, biết phụng dưỡng cha mẹ, chị em trong gia đình biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, bạn bè biết trân quý nhau, xã hội biết chia sẻ buồn vui, đó mới là cốt lõi của sự sống!
Một người có thắp bao nhiêu nén hương cho ông bà tổ tiên, có đốt bao nhiêu vàng mã đi chăng nữa, mà trong lòng đầy sân si, thì cũng chỉ là giả dối, chỉ là che mắt thế gian mà thôi !
Chúng ta thích ăn thì ăn, chúng ta đừng biện lý do ngày giỗ bố giỗ mẹ giỗ ông giỗ bà, Tết nhất này kia mà biện hộ, mà giết chúng sinh đem cúng...họ đang phải trả nghiệp còn chưa hết nay con cháu lại gửi thêm nghiệp nữa,...có phải là quá bất hiếu không?
Con người chúng ta vì phong tục tập quán mà không biết hậu quả của nó, cứ làm vậy...đến khi tất cả nghiệp chướng, bệnh tật ùa về lại kêu trời,lúc đó thì cũng đã quá muộn.
Bởi vậy mới Có câu:
"Bồ tát sợ nhân,chúng sanh sợ quả".
Chúng ta tránh là tránh cái nhân, đừng tránh cái quả. Khi cái quả đã hiện diện rồi thì mọi thứ đã không thể cứu vãn.
Cho nên con người sống trong sự vô minh,không khai ngộ, không nhận thức được Minh sư , là những người tận cùng của tội lỗi,tận cùng của đau khổ.
Khi xưa khi Đức Phật tại thế, Ngài bảo rằng, vô minh là vô đạo, có chỉ có hướng Đạo mới lan toả tình yêu thương!
Để tu tập và hướng tới Đạo giải thoát, chúng sinh cần ghi nhớ ba điều sau:
1. Giới, tức là giữ giới, không sát hại lẫn nhau, hãy yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, sẽ tạo ra một xã hội tốt đẹp, tràn đầy niềm vui.
2. Thiền, khi không còn hận thù, tâm ta sẽ tĩnh lặng, khi thiền định, tuệ sẽ nở hoa, tâm khởi sẽ phát sinh nhiều điều tốt đẹp.
3. Tuệ, là bạn đã giác ngộ hai điều trên !
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm