Thứ bảy, 24/12/2022, 09:00 AM

Nghiệp chướng sâu nặng được nhìn từ chỗ nào?

Có người đến nói với tôi: “Pháp sư, có người nói xấu Ngài.”. Tôi có thể không nghe, tôi có thể dùng lời nói để chuyển sang đề tài khác, không cho họ nói tiếp. Đây là gì? Là bảo vệ chính mình, là bảo vệ tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác của chính mình.

Chúng ta là phàm phu có nghiệp chướng sâu nặng. Nghiệp chướng sâu nặng được nhìn từ chỗ nào? Chính là ác niệm của chúng ta, người xưa thường nói là “ác ý”, từ trước đến nay không xem người khác là người tốt. Đây chính là ác ý. Những điều nhìn thấy đều là lỗi lầm của người khác, sau khi nghe thấy lại đi tuyên truyền. Tất cả đều là chuyện đúng sai hay dở của người khác, chúng ta không biết được điều đó là đại ác.

Chúng ta lại quan sát tỉ mỉ những người tu hành, vì sao họ có thể làm Bồ-tát, có thể làm Phật? Thành thật mà nói chính là câu mà Đại sư Lục Tổ Huệ Năng đã nói: “Người chân thật tu hành không nhìn lỗi thế gian” . Chúng ta nên lấy câu nói này làm lời răn cho chính mình, chân thật để vào trong tâm, chăm chỉ học tập không nhìn lỗi thế gian thì chúng ta liền thành tựu. Cho dù người thế gian có lỗi thì đó là lỗi của họ, đâu có can hệ gì với ta. Nếu ta đem lỗi của họ để vào trong tâm thì đó chính là lỗi của mình rồi. Tại sao lại làm việc ngu ngốc này chứ?

316130231_579909354141385_3093887924646729080_n

Tôi học Phật bốn mươi tám năm, có được một chút lợi ích trong Phật pháp cũng chính là từ điều dạy này mà được. Có người đến nói với tôi là có người huỷ báng tôi, nhục mạ tôi. Tôi không nghe và nói là: “Không cần nói nữa, tôi biết hết rồi, không cần nói thêm nữa”. Thậm chí họ còn đem văn tự đến cho tôi xem, tôi liền bỏ vào thùng rác, còn có người đem băng ghi hình đến cho tôi, tôi liền gửi trả lại băng ghi hình đó. Tôi không nghe, tôi không xem. Vì sao vậy? Vì trong tâm vĩnh viễn giữ ấn tượng tốt nhất đối với người khác. Như vậy tâm của chúng ta mới thiện được, tuyệt đối không cho phép trong tâm có tơ hào ấn tượng xấu ác nào. Tôi biết có ấn tượng ác ở trong A-lại-da thức thì quả báo tương lai sẽ ở trong ác đạo. Tôi vì sao phải làm như vậy chứ? Người khác hủy báng tôi, tôi quyết không hủy báng người khác mà tôi tán thán họ. Người khác nhục mạ tôi thì tôi cảm ơn họ đã thay tôi tiêu tai, thay tôi tiêu nghiệp chướng nên tôi cảm ơn còn không kịp, làm sao có tơ hào ác niệm, ác ý chứ.

Tôi hiểu được mục tiêu, phương hướng tu học của chúng ta chính là tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác ngộ, tâm từ bi. Tôi ngày ngày tu dưỡng những điều này. Nếu như thích nghe những chuyện thị phi nhân ngã, thích thăm dò những chuyện này thì sẽ làm hỏng năm loại tâm này. Ai làm hỏng vậy? Không phải người khác có thể làm hỏng được mà chính chúng ta làm hỏng chính mình. Bạn làm sao có thể trách người khác được chứ? Tôi biết cách giữ gìn, người khác muốn phá hỏng thì tôi nhất mực từ chối.

Có người đến nói với tôi: “Pháp sư, có người nói xấu Ngài.”. Tôi có thể không nghe, tôi có thể dùng lời nói để chuyển sang đề tài khác, không cho họ nói tiếp. Đây là gì? Là bảo vệ chính mình, là bảo vệ tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác của chính mình. Người không biết sẽ tự làm tổn thương chính mình. Khi nghe thấy người khác nói là có người nói xấu bạn thì lập tức yêu cầu: “Anh nói cho tôi nghe đi”, sau khi nghe xong thì sẽ nghĩ cách báo thù họ. Bạn xem, đây chính là tạo tác ác nghiệp. Lời mà người khác nói rốt cuộc là thật hay là giả, nếu không suy nghĩ tìm hiểu, không cân nhắc mà vội vàng tin tưởng, bạn nói xem người này có ngốc hay không? Chính mình làm hỏng đạo tâm của chính mình, cơ hội khó gặp được Phật pháp trăm nghìn vạn kiếp mới có được lại tùy tiện làm hỏng mất rồi.

Ma đến phá hoại, năng lực của ma cũng chỉ lớn đến như vậy mà thôi, nếu bạn không tiếp nhận thì chúng không làm gì được bạn, nếu bạn hoan hỉ tiếp nhận, bạn hợp tác với chúng thì năng lực của chúng mới biểu hiện ra ngoài. Nếu bạn không hợp tác với chúng, không nghe chúng, không để ý chúng thì pháp lực của ma có cao đến đâu đi nữa cũng không làm gì được bạn. Điều này khi Thế Tôn thị hiện tám tướng thành đạo hàng ma đã làm một tấm gương tốt cho chúng ta xem. Chúng ta vì sao không ghi nhớ, vì sao không chịu học tập?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm