Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 19/06/2023, 10:45 AM

Giết dê được sinh cõi trời, tà kiến về nhân quả

Người có trí tuệ, không nên đặt niềm tin của mình một cách dễ dãi, mà nên nương theo lời Đức Phật dạy, vì chỉ có Đức Phật mới đủ trí tuệ thấu suốt vô biên vô lượng kiếp luân hồi, đồng thời thông đạt mọi đạo lí trong đó.

Thời Đức Phật, có một người đồ tể đi đến gặp vua A-xà-thế cầu xin một ước nguyện. Vua bảo:

–Ngươi cầu xin điều gì?

Anh ta thưa:

– Khi ngài mở hội cúng tế, cần mổ giết súc vật, nếu vua chấp nhận tôi sẽ tận tâm làm việc ấy.

Vua nói:

– Mổ giết là việc ít ai ưa, vì sao ngươi lại muốn làm?

Thưa:

– Tôi kiếp xưa vốn là người nghèo, chuyên nghề giết dê bán để tự sinh sống. Nhờ việc làm đó, sau khi chết được sinh cõi trời Tứ Thiên vương. Hết tuổi thọ ở cõi trời, sinh trở lại làm người, tiếp tục làm nghề giết dê. Khi chết lại được sinh lên cõi trời lần thứ hai. Như vậy sáu đời ở dương gian làm nghề giết dê, nhờ đó mà sáu lần được sinh lên cõi trời, thọ phước không thể lường được. Vì lý do như vậy nên tôi đến đây xin vua làm việc mổ giết ấy.

Vua nói:

– Ngươi đặt bày nói dối như vậy, chứ ngươi làm sao biết được?

Anh ta thưa:

–Tôi biết được việc kiếp trước.

Vua nghe không thể tin, cho là nói dối, vua suy nghĩ: “Kẻ hạ tiện như vậy làm sao có thể biết được tiền kiếp?”.

Sau đó, vua được gặp Đức Phật, liền đem việc ấy thưa hỏi.

Đức Phật dạy:

–Thật như lời anh ấy nói, không phải hư dối. Vị này đời trước đã từng gặp được Bích-chi-phật. Anh ta thấy vị Bích-chi-phật lòng hoan hỷ, chí tâm quán sát kỹ, chiêm ngưỡng từ đầu cho đến chân, rồi liền phát sinh tâm lành. Do nhân duyên đó mà được phước sáu lần sinh lên cõi trời, sáu lần trở lại nhân gian, tự biết được túc mạng.

Do phước đức đã thuần thục nên chưa đến lúc phải thọ quả khổ. Khi hết thân này, mới đọa vào địa ngục chịu tội đã giết dê. Tội ở địa ngục mãn, sẽ phải sinh làm dê nhiều lần để thường mạng. Tên đồ tể ấy chỉ biết một ít đời trước, thấy sáu lần được sinh lên trời mà không biết được đời thứ bảy: Khi thọ thân người thì phước đã tạo trước đó rồi, nên mới hiểu lầm rằng: “Nhờ giết dê mà được sinh lên cõi trời.” Như vậy chỉ biết được đời trước, chẳng phải thần thông mà cũng chẳng phải là người sáng suốt đâu!

Vì thế nên người tu hành khi tạo công đức phải phát nguyện, chớ có buông thả, khiến quả báo không rõ ràng. Lấy chuyện thí dụ này để có thể chiêm nghiệm vậy.

Để thiết lập bình an cần thực tập hạnh nguyện không sát sinh

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lạm bàn: 

Nhân quả luân hồi là một vấn đề cực kì sâu xa, cần phải có trí tuệ của Đức Phật mới thấy hết được ngọn ngành, vì Ngài thấu suốt vô biên vô lượng kiếp sinh tử của mọi chúng sinh.

Còn thỉnh thoảng cũng có một số người có khả năng thấy một vài kiếp trước, hay thậm chí như Ma vương Ba Tuần cũng có thể biết đến hàng ngàn kiếp sinh tử của chúng sinh, xong như thế chưa đủ để thông đạt được ngọn ngành của Đạo lí, vẫn còn mang nhiều tà kiến.

Nếu như chấp vào việc biết được vài kiếp quá khứ, mà đưa ra nhận định này, kết luận kia, thì sẽ thật phiến diện và nguy hiểm. Giống như trong truyện trên, người đồ tể mới nhìn được 6 kiếp trước, kiếp nào cũng giết dê, kiếp nào cũng sinh cõi trời, mà vội kết luận "giết dê sẽ được sinh cõi trời”, chứ đâu biết được việc 7 kiếp trước, từng cung kính một vị Bích Chi Phật nên mới được sinh cõi trời, chứ đâu phải do giết dê ?!

Thời nay, thỉnh thoảng cũng có một số người bằng cách nào đó thấy được tiền kiếp, xong không phải thấy được vô lượng kiếp như Đức Phật, mà chỉ là vài kiếp, hay vài chục kiếp là cùng. Dựa vào đó mà cũng đưa ra kết luận này kia, ngược với lời Phật dạy, giống anh chàng đồ tể trên, thật hết sức nguy hại cho những ai nghe theo, sẽ rơi vào tà kiến mà tạo ra tội lỗi chất chồng. Cả người gieo rắc tà kiến và những người nghe theo đều sẽ phải kết thúc trong những quả báo khủng khiếp.

Thế nên người có trí tuệ, không nên đặt niềm tin của mình một cách dễ dãi, mà nên nương theo lời Đức Phật dạy, vì chỉ có Đức Phật mới đủ trí tuệ thấu suốt vô biên vô lượng kiếp luân hồi, đồng thời thông đạt mọi Đạo lí trong đó.

Trích: Chúng Kinh Tuyển Tạp Thí Dụ 

Sưu tập: Tỳ-kheo Đạo Lược.

Hán dịch: Đời Diêu Tần, Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm