Giết hại sự sống để cầu được sống, thật quá xa với lẽ sống còn.
Kinh Dịch lại nói rằng: Nhà phía đông giết trâu, chẳng bằng nhà phía tây cúng kính đơn sơ nhưng chân thành. Chỉ tiếc rằng người đọc sách không nhận hiểu được những ý nghĩa ấy nên mới tin vào chuyện giết hại vật mạng để cúng tế cầu phúc.
Vào thời Đức Phật còn tại thế, có vị Quốc Vương tên là Hòa Mặc, kính tin và thờ phụng ngoại đạo. Khắp trong nước ấy, người dân đều tin theo tà thuyết, giết hại vật mạng để cúng tế.
Một lần mẹ Vua bị bệnh, kéo dài đã lâu không thuyên giảm, Vua liền triệu các thầy Bà La Môn đến hỏi nguyên nhân.
Các Bà La Môn đáp rằng: Do các vì sao bị đảo lộn, âm dương không điều hòa nên có bệnh như vậy.
Vua hỏi:Có cách nào để khỏi bệnh chăng?
Bọn Bà La Môn ấy đáp: Phải chuẩn bị các con vật trâu, ngựa, dê, lợn cho đủ số một trăm, giết để tế Trời, sau đó sẽ khỏi bệnh. Nhà Vua lập tức cho chuẩn bị đủ số như vậy mang đến chỗ lập đàn tế Trời. Đức Phật biết chuyện, khởi tâm đại từ, thương xót Nhà Vua ngu mê, liền hiện đến chỗ ấy.
Vua vừa nhìn thấy Đức Phật từ xa liền vội thi lễ. Đến bên rồi thưa rằng: Mẹ con bệnh đã lâu, nay con muốn tế Trời để cầu xin cho mẹ.
Đức Phật dạy: Nếu muốn được lúa thóc, ắt phải cày ruộng, muốn được giàu có, phải tu tập bố thí, muốn được sống lâu, phải tu tập tâm đại từ, muốn được tri thức, phải chăm học hành. Bốn việc như thế, đều tùy nơi việc làm mà có được kết quả. Việc cúng tế cầu đảo rối loạn lẽ thường, lấy tà làm chính, giết hại sự sống để cầu được sống, thật quá xa với lẽ sống còn.
Ngay khi ấy, Đức Phật liền phóng hào quang chiếu sáng khắp đất Trời. Đức Vua được nghe thuyết pháp và nhìn thấy hào quang của Phật, liền sinh lòng hổ thẹn, sám hối tội lỗi, cuối cùng không tế Trời nữa. Mẹ Vua nghe qua sinh lòng vui mừng, bệnh tật tự nhiên tiêu trừ.
Đức Vua Hòa Mặc từ đó về sau kính tin Tam Bảo, thương dân như con, thường tu mười nghiệp lành, trong nước luôn được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Lời bàn:
Tất cả Chúng Sinh đủ phước đức sinh lên Cõi Trời đều có đầy đủ sắc thân thanh tịnh, hào quang chói sáng rực rỡ, không có những thứ ô uế như máu mủ, đờm dãi, phân, nước tiểu... món ăn là chất cam lộ, tự nhiên hóa hiện tùy.
Chư Thiên nhìn xuống cõi Diêm Phù Đề đầy những gai góc gò nỗng, máu thịt tanh hôi, thật không hề muốn thấy, muốn nghe, lại cầu mong các vị ấy cưỡi mây đến thọ hưởng việc cúng tế máu thịt, quả thật là chuyện vô lý.
Con gà do người nuôi, tuy ưa thích ăn loài rết, nhưng không thể vì thế lại mang rết đến dâng lên người mà cho đó là món ăn ngon.
Còn như nói rằng Chư Thiên tuy không ăn nhưng chỉ thọ hưởng mùi vị món ăn, thì khắp cõi thiên hạ này lúc nào cũng có người nấu nướng thịt cá, mùi vị xông lên không dứt, hẳn Chư Thiên đã có thể thọ hưởng từ lâu, đâu phải đợi người cúng tế?
Như nói rằng do có ý đặc biệt vì Chư Thiên mà giết hại vật mạng cúng tế thì Chư Thiên sẽ thọ hưởng, nhưng Quốc Vương Hòa Mặc nếu có cúng tế bất quá cũng chỉ trong một ngày, vậy những ngày sau đó Chư Thiên chẳng có gì để thọ hưởng sao?
Kinh Thư có câu: Ngũ cốc dâng cúng thật không có hương thơm, chỉ riêng đạo đức chói sáng của con người mới có hương thơm.
Kinh Dịch lại nói rằng: Nhà phía đông giết trâu, chẳng bằng nhà phía tây cúng kính đơn sơ nhưng chân thành. Chỉ tiếc rằng người đọc sách không nhận hiểu được những ý nghĩa ấy nên mới tin vào chuyện giết hại vật mạng để cúng tế cầu phúc.
(Trích An sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vị thầy trẻ nói về trải nghiệm “đến để mà thấy” của sinh viên Văn Lang
Phật pháp và cuộc sống 23:29 24/12/2024Sáng 19/12, bầu không khí trong học Tình Thương tại làng bè hồ Trị An (Đồng Nai) trở nên sôi động và đầy ắp tiếng nói cười hơn mọi ngày.
Giáo sư góp 1 tỷ tiền hưu trí cho đồng bào bị thiên tai được tuyên dương
Phật pháp và cuộc sống 11:59 24/12/2024Một trong những nhân vật nổi bật được tuyên dương tại sự kiện "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả" là GS.TS Lê Ngọc Thạch, người đã trao sổ tiết kiệm trị giá 1 tỉ đồng để ủng hộ đồng bào miền Bắc chịu ảnh hưởng của bão lũ.
Tình huynh đệ trong thiền môn như giọt nước trong veo
Phật pháp và cuộc sống 10:14 24/12/2024Tình huynh đệ trong thiền môn là một kho báu quý giá, nơi mỗi cá nhân tìm thấy sự nâng đỡ và tình thương yêu không điều kiện.
Ham muốn là cội nguồn của khổ đau
Phật pháp và cuộc sống 09:49 24/12/2024Ham muốn, một trạng thái tâm lý tự nhiên của con người, từ lâu đã được nhận diện là cội nguồn của khổ đau trong nhiều triết lý và tôn giáo, đặc biệt là trong Phật giáo.
Xem thêm