Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Giới luật và những pháp học căn bản cho Tăng Ni Khất sĩ

Theo Thanh Tịnh Đạo Luận, Giới là sự chế ngự năm cách: chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, chế ngự bằng tỉnh giác, chế ngự bằng tri kiến, chế ngự bằng kham nhẫn, chế ngự bằng tinh tấn.

> Những trăn trở về hạnh Khất thực trong thời đại mới

Để bảo vệ giới luật của đức Phật không bị rách không bị lủng không bị vá đứng vững trên đất Giới, Tổ sư Minh Đăng Quang đã chế thêm 114 điều luật cho tăng ni Khất sĩ xuất gia để được an trú, được thanh tịnh, trong kinh Tương Ưng I tr 13 có bài kệ:

“Người trú giới có trí

Tu tập tâm và tuệ

Nhiếp Tâm và thận trọng

Tỳ kheo ấy thoát triền."

Bài liên quan

Gìn giữ giềng mối cho đạo pháp trong chân lý có những pháp học căn bản về giới luật, như Bài học Khất sĩ, Luật Khất sĩ, Bài học Sadi Pháp học Sadi I (kệ giới), Pháp học Sadi II (diệt lòng ham muốn) Pháp học Sadi III (pháp vi tế) Giới Phật tử (Bồ tát giới). Gíới bổn Tăng, giới bổn Ni và 114 điều luật này. Tổ Sư thường cảnh tỉnh “tinh thần không chật vật chất không hao, sự của lý là có lý của nó là không” ý của Tổ muốn hàng xuất gia hãy vì lợi ích chung bước đầu khép mình trong khuôn khổ giới luật để thuần hoá thân tâm của mình vốn đã từ lâu như ngựa rong chơi ngoài đồng nội và chúng ta đã từng thọ học y hành lời Phật dạy “hãy thừa tự pháp Bảo hơn là thừa tự tài vật“ đối với người con Phật, Pháp bảo chính là nguồn tài sản cao quí hơn mọi thứ tài sản trên đời.

Để bảo vệ giới luật của đức Phật không bị rách không bị lủng không bị vá đứng vững trên đất Giới, Tổ sư Minh Đăng Quang đã chế thêm 114 điều luật cho tăng ni Khất sĩ xuất gia để được an trú, được thanh tịnh

Để bảo vệ giới luật của đức Phật không bị rách không bị lủng không bị vá đứng vững trên đất Giới, Tổ sư Minh Đăng Quang đã chế thêm 114 điều luật cho tăng ni Khất sĩ xuất gia để được an trú, được thanh tịnh

Bài liên quan

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn phẩm Thánh hạnh Đức Phật cũng dạy: Tại sao được gọi là Thánh nhân? Được gọi là Thánh Nhân vì  những bậc này thường hành Thánh hạnh và có bảy thứ tài sản của Phật thánh là: Tín, Giới, Tàm, Quí, Đa văn, Trí tuệ, và Xả ly. Người xưa đã bảo tu mà không học là tu mù học mà không tu là cái đãi chứa sách như trong bài hoc Khất sĩ đã dạy: “Khất sĩ là học trò khó đi xin ăn đi xin ăn để tu học, Khất sĩ là cái sống của chân lý vũ trụ mà tất cả chúng sinh điều là học trò cả thảy… chúng sinh đây là căn thân chủ thức… học không phải ở một chỗ mà cần phải bước lên đi tới, phải đi theo thời duyên cảnh ngộ… ngoài khất thực ra không có pháp nào thứ hai để diệt trừ tham sân si được, mà nếu tham sân si không diệt thì người ta với cỏ cây loài thú như nhau vậy tiếng khất sĩ chỉ có nơi Người, Trời, Phật mà thôi. Khất sĩ khuyên ơn người giàu an ủi người nghèo… tránh khổ cho người giác ngộ cảm hoá kẻ ác dạy dỗ người thiện …”

Theo Thanh Tịnh Đạo Luận, Giới là sự chế ngự năm cách: chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, chế ngự bằng tỉnh giác, chế ngự bằng tri kiến, chế ngự bằng kham nhẫn, chế ngự bằng tinh tấn.

Theo Thanh Tịnh Đạo Luận, Giới là sự chế ngự năm cách: chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, chế ngự bằng tỉnh giác, chế ngự bằng tri kiến, chế ngự bằng kham nhẫn, chế ngự bằng tinh tấn.

Bài liên quan

Còn trong bài học Sadi Tổ Sư dạy bậc đã bước gần của ngưỡng cửa hàng tỳ kheo là hàng tập sự tỳ kheo học hỏi để đến ngày đứng vào hàng tỳ kheo thật thọ nhận lãnh giới luật tỳ kheo vì vậy Bài học Sađi là bài mở đầu kế đến là Bài học Sadi I là bài Kệ giới, tức dạy cho Sadi dùng giới luật Sadi mà làm hàng rào giữ thân tâm, đến pháp học Sadi II là bài học Tổ dạy lên cao hơn 1 chút là diệt lòng ham muốn còn pháp học Sadi III là pháp học vi tế dạy hàng đệ tử Sadi nên lấy bài học này mà soi rọi tâm mình sẽ thấy những pháp vi tế khó thấy chính những lỗi vi tế này ngủ ngầm trong tiềm thức của mình nếu mình không mạnh dạn diệt trừ thì nó chính là một chướng ngại lớn lao để mình bước lên nấc thang cao hơn trên đường giác ngộ giải thoát và trong giới bổn Tăng, giới bổn Ni.

Tại sao được gọi là Thánh nhân? Được gọi là Thánh Nhân vì những bậc này thường hành Thánh hạnh và có bảy thứ tài sản của Phật thánh là: Tín, Giới, Tàm, Quí, Đa văn, Trí tuệ, và Xả ly.

Tại sao được gọi là Thánh nhân? Được gọi là Thánh Nhân vì những bậc này thường hành Thánh hạnh và có bảy thứ tài sản của Phật thánh là: Tín, Giới, Tàm, Quí, Đa văn, Trí tuệ, và Xả ly.

Bài liên quan

Cũng thế theo Thanh Tịnh Đạo Luận, Giới là sự chế ngự năm cách: chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, chế ngự bằng tỉnh giác, chế ngự bằng tri kiến, chế ngự bằng kham nhẫn, chế ngự bằng tinh tấn. Luật tạng nói chế ngự để khỏi hối hận, không hối hận để được hân hoan, hân hoan để được hỷ, Hỷ để được khinh an, khinh an để được lạc, lạc để được định, định để được chánh kiến, chánh kiến để được vô dục, vô dục để được ly tham, ly tham để giải thoát, giải thoát để có giải thoát tri kiến, giải thoát tri kiến đễ đi đến vô thủ trước Niết Bàn.

Trong đạo Phật Khất sĩ, giới luật tăng ni đếu có những loại giới cũng như giới của đức Phật đều mang tinh kết hợp hoặc giới chỉ trì và tác trì, giới tạm thời và giới trọn đời, giới thế gian và xuất thế gian, giới thuộc bậc hạ, bậc trung, bậc thượng, giới vị kỷ, vị tha, vị pháp, có thanh tinh, bất tịnh, khả nghi, giới tự nhiên, giới theo cổ tục, giới tất yếu và giới do nhiều đời trước, giới thanh tinh hữu lậu, thanh tịnh vô lậu, thanh tịnh đã viên mãn, thanh tịnh không dính mắc và thanh tịnh để tịnh chỉ tất cả.

Các loại được nêu trên đều ở trong từng điều giới của Tăng hay Ni, vì sự lợi ích của chúng sinh vì sự trường tồn của giáo pháp Tổ thầy, nên tất cả điều đưa về một mục đích ấy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chung quanh vấn đề vãng sanh

Nghiên cứu 20:00 21/11/2024

Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Nghiên cứu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nghiên cứu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Nghiên cứu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Xem thêm