Giữ gìn kiến trúc chùa chiền của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer
Tri Tôn là huyện miền núi, có đông đồng bào dân tộc thiếu số (DTSS) Khmer sinh sống. Khi nhắc đến đồng bào DTTS Khmer, không thể không nhắc đến những ngôi chùa mang kiến trúc đặc trưng. Một trong số đó là chùa Phnom Ta Pa (còn được gọi là chùa Tà Pạ) nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo.
Bảo tồn, phát triển kiến trúc chùa
Chùa Tà Pạ là điểm đến quen thuộc của nhiều du khách khi đến du lịch tại An Giang. Chùa nằm ở đỉnh đồi của Tà Pạ thuộc xã núi Tô. Nhờ vẻ đẹp độc đáo và nằm ở vị trí đắc địa nên ngôi chùa càng thêm nổi bật giữa quần thể kiến trúc tâm linh tại vùng đất địa linh này. Chùa có tổng diện tích 3.702m2. Từ 1 ngôi chùa lợp tranh khi mới thành lập, chùa được trùng tu, sửa chửa nâng cấp 4 lần.
Hòa thượng Chau Sưng, trụ trì chùa Tà Pạ cho biết, do đặc thù là ngôi chùa được xây dựng trên núi, phần lớn diện tích đất có độ dốc như hình nón nên gặp khó khăn về mặt bằng. Nhận định rõ khó khăn về địa hình cũng là tiềm năng để mở rộng không gian sân, biến ngôi chùa trở thành kiến trúc độc đáo, nhà chùa đã sắp xếp lại các hạng mục công trình trong khuôn viên chùa nhằm tận dụng hết tiềm năng.
Đồng thời, mạnh dạn đầu tư xây dựng và di dời chánh điện cũ sang vị trí mới như hiện nay. “Chánh điện mới có diện tích khoảng 1.350m2. Nhờ sự nhiệt tình đóng góp của phật tử gần xa, công trình được xây dựng và hoàn thành sau gần 8 năm. Trong đó, bao gồm một số hạng mục công trình phụ, như: Bảo tháp, hỏa táng viếng, phật cảnh... với tổng chi phí thực hiện trên 9 tỷ đồng” - Hòa thượng Chau Sưng chia sẻ.
Trong quá trình xây dựng, nhà chùa và Phật tử đã gặp không ít khó khăn. Địa hình đồi núi nên khó khăn vận chuyển vật liệu; giàn giáo được sử dụng từ những cây tre được buộc chắc chắn từ sợi dây cà sa, tận dụng áo cà sa cũ. Chánh điện được xây dựng chắc chắn trên 120 cột xi-măng cốt thép, mỗi cột cao từ 5m - 18m.
Sau khi hoàn thành, ngôi chánh điện trở thành công trình độc đáo của huyện Tri Tôn nói chung và của đồng bào DTTS Khmer nói riêng. Các kiến trúc tại chùa Tà Pạ mang một vẻ đẹp huyền bí, uy nghi. Bên trong có chạm trổ, điêu khắc, đắp nổi tranh tượng phù điêu, hoa văn mang giá trị nghệ thuật cao. Hầu hết các công trình tại chùa được lợp mái ngói có long vân ngự.
Ngôi chùa là bức tranh tổng thể về kiến trúc chùa Nam tông Khmer, chứa đựng các chi tiết liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc. Để làm nổi bật công trình đã xây dựng từ nhiều năm nay, năm 2020, nhà chùa đã bàn bạc với Ta à cha và Phật tử xây dựng thêm cầu thang bộ dài khoảng 70m, ngang 15m. Qua đó, mở thêm một lối đi thuận tiện khi lên chùa, góp phần làm tăng vẻ đẹp và làm phong phú thêm tổng thể kiến trúc của chùa.
Góp phần phát triển địa phương
Hòa thượng Chau Sưng nhận định, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Tri Tôn rất quan tâm, chăm lo cho đồng bào các dân tộc. Bằng những chủ trương, chính sách đúng đắn, Đảng và Nhà nước đã tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng nhiều công trình hạ tầng giao thông, thực hiện nhiều chính sách cho hộ nghèo, khó khăn. Từ đó, từng bước đưa huyện Tri Tôn thành huyện phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
Để đóng góp một phần công sức của mình trong các phong trào thi đua yêu nước của huyện, hòa thượng Chau Sưng đã nhiều lần trăn trở làm thế nào để hành động của mình có thể góp phần cho sự phát triển chung của huyện.
“Là người tu hành, tôi nhận thấy việc gương mẫu chấp hành theo chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng tôn giáo là lẽ đương nhiên. Ngoài ra, phải thường xuyên tuyên truyền, vận động các Phật tử hành đạo theo tôn chỉ của nhà Phật, đặc biệt là nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của Phật tử. Đề cao cảnh giác những phần tử xấu lợi dụng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc” - hòa thượng Chau Sưng chia sẻ thêm.
Trong đó, việc tập trung, chú trọng nâng cấp, xây dựng các hạng mục công trình, kiến trúc trong khuôn viên chùa cũng là một việc làm cần được quan tâm. Việc xây dựng những ngôi chùa Khmer đẹp không chỉ làm đẹp khuôn viên nhà chùa, mà còn thể hiện sự phát triển về kinh tế - xã hội địa phương và Phật tử dân tộc Khmer, góp phần vào định hướng phát triển du lịch chung của huyện Tri Tôn.
Thời gian tới, Hòa thượng Chau Sưng sẽ cùng Ta à cha, bà con Phật tử tiếp tục xây dựng, sắp xếp lại các hạng mục công trình kiến trúc trong khuôn viên chùa ngày càng đẹp, độc đáo hơn, để chùa Tà Pạ trở thành ngôi chùa Khmer nổi bật của huyện.
“Bản thân sẽ tiếp tục duy trì và tăng cường tuyên truyền, vận động phật tử sống tốt đời đẹp đạo, chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và góp phần củng cố, thắt chặt khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh” - Hòa thượng Chau Sưng nhấn mạnh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 tại chùa Bái Đính
Trong nước 18:30 18/11/2024Tối 17/11, tại chùa Bái Đính, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024, với thông điệp “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”.
Xem thêm