Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 16/09/2024, 11:20 AM

Tam tai: Nạn nước, gió bão, lửa từ do đâu mà đến?

Hiện tại thế gian tai nạn triền miên, nếu chúng ta không chăm chỉ nỗ lực mà tu, tương lai làm sao có thể tự cứu, cứu người?

Tai nạn từ do đâu mà đến? Có người luôn cho rằng là do thiên tai, việc này thì không cách gì. Khoa học gia đem việc này đổ cho thiên tai làm ra, tai hại thiên nhiên, đều đổ hết trách nhiệm cho thiên nhiên. Cách nhìn trong Phật pháp không phải như vậy.

Trong Phật pháp nói bao gồm tất cả tai hại đều là do chính chúng ta tạo thành. Ai tạo thành vậy? Không phải người khác mà chính mình ta tạo. Lời nói này bạn có thể tin không?

Nếu như bạn tin tưởng, vậy chúc mừng bạn, bạn đã giác ngộ; nếu bạn không tin tưởng, bạn nhất định không thừa nhận, bạn chưa giác ngộ. Xác thực là chính ta tạo thành. Nếu như người người có thể tự giác, người người đều có thể thay đổi tự làm mới thì tai nạn này liền được tiêu trừ.

Nạn nước từ do đâu mà đến? Là lòng tham. Đồng tu ngồi đây, tôi nghĩ có không ít người đã đọc qua Kinh Lăng Nghiêm. Phật ở trong hội Lăng Nghiêm giảng nói rất rõ ràng, tham dục là nước, sân hận là lửa, ngu si là gió, tam tai nước-gió-lửa.

Nếu như nói là người của toàn thế giới đang cố sức tăng thêm tham-sân-si, đang gia tăng thêm tốc độ, thì ba loại hiện tượng nước-gió-lửa thế gian này liền sẽ nổi lên.

Phương pháp hiệu quả giúp tiêu tai giải nạn

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hoàn cảnh là y báo. Y báo tùy theo chánh báo mà chuyển. Chánh báo là tâm của chúng ta. Phật luôn khuyên chúng ta dập tắt tham-sân-si. Người người đều có thể dập tắt tham-sân-si thì môi trường sinh thái trên địa cầu này sẽ hồi phục lại bình thường rất nhanh, sẽ không có những tai nạn này.

Ngoài tham-sân-si ra còn có ngạo mạn, tham-sân-si-mạn. Quả báo của mạn là gì? Là động đất. Mạn là tâm cao thấp, không bình. Cho nên, những tai hại tự nhiên này từ do lòng người chiêu cảm đến, do lòng người biến hiện ra!

Trên Kinh luận, Phật dạy chúng ta những đạo lý phương pháp này, xác xác thực thực chân thật có thể tiêu trừ tất cả tai ương. Phải tiêu trừ từ đâu vậy?

Đều là tiêu trừ từ ngay nơi nội tâm, Phật pháp gọi là nội học, dùng nội công để cải thiện hoàn cảnh bên ngoài. Cho nên, chúng ta không luận đối với người, với việc, với vật, tất cả đều cung kính.

Cho dù chúng ta không thể giúp đỡ đại chúng, đại chúng không thể chuyển đổi, một mình ta chuyển đổi lại có được không? Vẫn được! Một mình ta chuyển đổi lại gọi là biệt nghiệp, đại chúng gọi là cộng nghiệp.

Phật ở trong Hội Lăng Nghiêm nói với chúng ta, cộng nghiệp cùng biệt nghiệp quả báo không như nhau. Nếu như biệt nghiệp của bạn thù thắng, cho dù ở ngay trong cộng nghiệp vô cùng ác liệt, bạn vẫn có thể tránh được. Ngay trong tai nạn lớn vẫn có rất nhiều người may mắn, đây là do biệt nghiệp không giống nhau.

Trong một tai nạn lớn, có thể có người không bị tai nạn, bạn tỉ mỉ mà quan sát, con người đó tấm lòng lương thiện, tham-sân-si-mạn ít, từ bi, thiện niệm nhiều, quyết định là loại người này. Cho nên Kinh này làm sao có thể không đọc, làm sao có thể không cầu hiểu sâu, làm sao có thể không y giáo phụng hành?

Hy vọng đồng tu chúng ta ở tất cả mọi lúc mọi nơi dùng tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi tu tất cả cung kính. Phải đem việc này tập thành một thói quen, đây gọi là thật tu, thật dụng công. Thật dụng công không phải bạn một ngày đọc bao nhiêu bộ Kinh.

Bạn cả ngày đọc Kinh Vô Lượng Thọ, nhưng nếu như tư tưởng lời nói việc làm của bạn hoàn toàn không tương ưng với trên Kinh đã nói, một ngày bạn đọc hai trăm biến cũng uổng công, không dùng được.

Từ trước lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam nói: “Đáng đọa lạc thế nào vẫn là phải đọa lạc thế đó”, không có ích gì. Phải thật làm. Ngày ngày đọc Kinh, kiểm điểm lỗi lầm của chính mình.

Đọc Kinh cũng giống như là soi gương vậy. Chính mình một ngày phạm phải lỗi lầm mà không hề biết, Kinh vừa đọc qua, đối chiếu sơ qua thì phát hiện, “Oh! Chỗ này Phật dạy chúng ta không được làm, hôm nay chúng ta lại làm rồi; chỗ này Phật dạy chúng ta làm, hôm nay ta chưa làm được”, đều phát hiện được lỗi lầm. Cho nên Kinh là một tấm gương, ngày ngày phải cầm lên soi. Soi đến lỗi lầm của chính mình, phải mau đem nó thay đổi lại, vậy thì hữu dụng, vậy thì lợi ích vô biên.

Cho nên phải tu tâm chân thành, chân thành đối nhân xử thế, quyết định chúng ta có thể vượt qua đại kiếp nạn. Kiếp nạn hiện tiền không hề có chút ý niệm khiếp sợ, không hề có chút tâm lo lắng, mà rất là tự tại, rất là thản nhiên để tiếp nhận. Đó chính là bạn có công phu, bạn chân thật có được thọ dụng.

Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không

Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 11.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Trăm năm trong cõi người ta

Kiến thức 07:28 19/09/2024

Một thời, Thế Tôn ở Ràjagaha, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Ở đấy, Thế Tôn dạy các Tỷ kheo:

Không quyến luyến, không trốn tránh

Kiến thức 19:21 18/09/2024

Tuy giáo lí Phật-đà bàn nhiều về các nỗi khổ của chúng sinh nhưng không có nghĩa là những người học Phật nhất định phải trốn đời, trốn tránh hiện thực một cách tiêu cực để lánh khổ tìm vui.

Chuyển tâm tham thành tâm nguyện

Kiến thức 19:02 18/09/2024

Phật pháp nói tham là gốc khổ, chúng ta muốn giải quyết vấn đề khổ thì trước tiên phải bắt đầu từ “biết tham”.

Học làm người

Kiến thức 13:50 18/09/2024

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Xem thêm