Giữ tâm ý trong sạch
Khi nhìn lại hành động mà mình thực hiện, mình thấy mình có ý niệm trước khi có hành động. Cái ý niệm hay cái tâm ý khởi lên trước, sau đó hành động hay lời nói mới theo sau. Có nhiều khi, tâm ý đã có trong mình rất lâu, cho đến lúc đủ mạnh để thúc đẩy mình hành động.
Hành động của mình là thiện hay bất thiện đều biểu lộ qua tâm ý hay tư tưởng. Không có một hành động nào tự nhiên sinh khởi mà không có kết nối với tâm ý. Tâm ý càng trong sạch, hành động càng trong sạch. Tâm ý càng thiện đẹp, hành động càng thiện đẹp. Mức độ trong sạch của tâm ý sẽ đưa đến mức độ trong sạch của hành động. Khổ đau hay hạnh phúc là kết quả đầu cuối tuỳ thuộc vào tốt hay xấu, ô nhiễm hay trong sạch của tâm ý.
Một người muốn cuộc đời mình tốt đẹp, có hạnh phúc, người ấy phải nghiêm túc với sự trong sạch của tâm ý mình. Người có tâm ý trong sạch bao nhiêu và rộng rãi bao nhiêu, người ấy sẽ cảm tới được bấy nhiêu thương yêu và phúc lạc. Tất nhiên sự trong sạch và rộng rãi của tâm ý không bao giờ đến từ cầu xin. Nó cũng không phải là một ân huệ của bề trên. Nó càng không phải là một đặc quyền của ai đó hay môi trường nào đó.
Sự trong sạch và rộng rãi của tâm ý sẽ được nuôi dưỡng qua quan kiến đúng đắn về sự thật của kiếp người và thế giới sống. Thiền định và suy nghiệm là những công cụ làm phát sinh quan kiến đúng đắn. Sự mãn nguyện sẽ là thước đo kiểm chứng tâm ý trong sạch và rộng rãi.
Sự thật của thế giới sống là vô thường, tạm có, không thể chủ quan, nhưng thiếu suy nghiệm và thiền định, sự thật ấy không thể nhìn thấy. Sự thật của kiếp người là không có cái tôi riêng biệt, bất biến và không có cái của tôi vĩnh hằng, theo ý riêng, nhưng không có suy nghiệm và thiền định, sự thật ấy không thể nhìn thấy.
Không nhìn thấy sự thật của kiếp người và thế giới sống, nên con người không có mãn nguyện thật sự. Con người chỉ có thể tìm kiếm những an ủi ngắn ngủi thông qua thèm muốn và cố giữ các đối tượng giác quan (năm dục). Cái gì là ý nghĩa sống đối với người tâm ý không trong sạch và rộng rãi là rất mơ hồ, ngoại trừ bản năng sinh tồn và bản ngã tự yêu.
Khổ não sẽ theo sau tư tưởng nhiễm ô. Hạnh phúc sẽ theo sau tâm ý trong sạch. Qua nhìn thấy sự thật kiếp người và thế giới sống, người ta sẽ xả cố chấp, nhẹ lòng tham, tự mình trong sạch và rộng rãi tâm ý. Sự tĩnh lặng của tâm trí (Thiền định) và sự thẩm sát khách quan (suy nghiệm) sẽ làm cho cái thấy ngày càng gần với sự thật. Hành động được dẫn dắt bởi tư tưởng. Sự mãn nguyện được nuôi dưỡng bởi tâm ý thanh tịnh. Tương lai nằm trong tư tưởng. Hạnh phúc nằm trong tâm ý. Tư tưởng nào người có, số phận đó người mang. Tâm ý nào người có, cuộc đời đó người hưởng. Trong sạch tâm ý, thiện đẹp tư tưởng, nếu người muốn có hạnh phúc và mãn nguyện trong mình.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Lòng tin là tài sản tối thượng
Phật giáo thường thức 10:39 08/11/2024Trong các thứ tài sản, theo tuệ giác Thế Tôn, thì lòng tin là tối thượng. Quan niệm này kể ra cũng lạ nhưng nếu lắng lòng chiêm nghiệm lời Phật thì trực nhận rằng tài sản chỉ là cái đến sau, là kết quả của lòng tin.
Chính tín
Phật giáo thường thức 09:59 08/11/2024Theo tuệ giác Thế Tôn, đối với mọi quan điểm, tư tưởng nên thận trọng, chớ vội tin, cần hoài nghi và xét lại tất cả. Dù nghi ngờ là một trong những phiền não làm chướng ngại thánh đạo nhưng trong nhận thức, hoài nghi là một biểu hiện của trí tuệ vì "đại nghi tức đại ngộ".
Hành động không thuận pháp mới là tạo tác
Phật giáo thường thức 09:38 08/11/2024Con thưa Thầy, Thầy vui lòng chia sẻ kinh nghiệm của Thầy giúp con là: Tất cả các hành là khổ.
Tứ vô lượng tâm: Bốn pháp thiền phát triển tâm từ bi hỷ xả
Phật giáo thường thức 09:15 08/11/2024Từ bi hỷ xả là những phẩm chất quan trọng của tâm Phật vốn có sẵn trong ta, tu tập, khơi dậy, phát triển tâm tứ vô lượng tâm là sống với tâm Phật, hoàn toàn thuận hướng giác ngộ giải thoát.
Xem thêm