Vì sao việc giữ gìn tâm ý lại có được công đức lớn?
Hỏi: Trong kinh dạy rằng: “Làm trăm ngôi chùa Phật không bằng làm sống một người. Làm sống người trong mười phương thiên hạ không bằng gìn giữ tâm ý một ngày.” Con không hiểu giữ gìn tâm ý là giữ gìn như thế nào? Và tại sao giữ gìn tâm ý lại có được công đức lớn như vậy?
Đáp:
Để gìn giữ tâm ý một ngày có nghĩa là gìn giữ tâm ý mình hoàn toàn thanh tịnh, (giải thoát) bình an, hạnh phúc trong một ngày mà không để sự đau buồn, bực bội, lo lắng, sầu đau lôi kéo mình hay những dự án về tương lai lôi mình đi rất xa. Nếu không, mình sẽ không có khả năng an trú trong giây phút hiện tại tuyệt vời. Nếu muốn gìn giữ tâm ý mình được nhẹ nhàng, bình an và hạnh phúc thì phải thực tập chánh niệm, nghĩa là phải có khả năng nhận diện được cái gì đang xảy ra cho bản thân mình và chung quanh mình đó gọi là chánh niệm. Nếu bạn có khả năng nhận diện được tâm hành của mình và biết nẻo về tâm ý của mình, thì bạn là người có chủ quyền, bạn không còn là nạn nhân của những suy nghĩ, cảm xúc của bạn, hơn thế nữa bạn sẽ giúp được rất nhiều người trong gia đình, xã hội, học đường.
Tâm ý không loạn tưởng để sống đời bình an
Ví dụ, khi bạn có một tâm hành bực bội đang đi lên trong tâm, liền lập tức bạn biết là bạn đang có một tâm hành bực bội, thì bạn biết cần phải làm gì lúc đó để chăm sóc sự bực bội đó trong lòng mình, bạn sẽ không cho phép mình là nạn nhân của sự bực bội và cũng sẽ không cho phép mình vung vãi những bực bội đó lên người khác. Bạn biết rất rõ khi sự giận hờn, trách móc, chế ngự trong tâm hồn, mình sẽ đánh mất mình, đánh mất trí tuệ, và sự giận hờn này sẽ làm đổ vỡ sự liên hệ tốt đối với những người xung quanh. Nếu bạn giữ gìn được tâm ý của mình trong chánh niệm, thì bạn không những giúp đỡ được cho bạn mà còn cho rất nhiều người trong những tình huống khó khăn. Có rất nhiều người làm được rất nhiều công đức, nhưng vì không kiểm soát được chính mình trong một tình huống rất cần sự tỉnh thức, chỉ một phút nóng giận họ đã thiêu đốt cả rừng công đức (đây là lời Bụt đã nói) bằng một lời nói, bằng một ánh mắt, bằng một hành động.
Vậy thì khi bạn giận, thay vì nổi giận với người kia và làm cho người kia khổ để xoa dịu cơn giận trong lòng mình, thì bạn nên trở về với hơi thở của mình và thầm nói: ‘thở vào, tôi biết tôi đang giận; thở ra, tôi mỉm cười với cơn giận của tôi’, chỉ cần vài hơi thở như vậy thôi là bạn đã có thể làm lắng dịu cơn nóng giận của bạn rồi, tu như vậy sẽ đem lại sự chuyển hóa cho bạn và cho những người xung quanh bạn. Chính sự chuyển hóa này đem lại rất nhiều công đức. Sự chuyển hóa này còn khích lệ được nhiều người tu tập theo mình. Công đức vun bồi công đức.
Trong cuộc sống có rất nhiều người làm từ thiện, rất nhiều người đóng góp xây chùa… Đó cũng là công đức. Nhưng nếu anh giận, nếu chị giận, mà anh chị không thể kiểm soát được cơn giận của mình thì ngọn lửa sân của anh, của chị sẽ thiêu hủy cả rừng công đức của anh và của chị. Bởi vậy trong kinh có nói: “Làm trăm ngôi chùa không bằng làm sống một người. Làm sống một người trong mười phương thiên hạ không bằng gìn giữ tâm ý một ngày.”
Theo Làng Mai.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm