Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 30/05/2016, 09:59 AM

Góc nhìn của phật tử về tội nạo phá thai

Những sinh linh bé bỏng, những thiên thần chưa kịp nhìn thấy ánh sáng mặt trời đã bị tước đi quyền sống, quyền được làm người. Đó là một điều hết sức đau lòng!

Đã 3 năm kể từ ngày xảy ra vụ việc “Phát hiện xác thai nhi trong ký túc xá”, nhưng trong tôi vẫn còn ám ảnh hình ảnh đứa trẻ còn nguyên cuống rốn, lạnh ngắt, đầy vết xây xát, nằm co quắp trong túi nilon ở khu vực giếng trời.
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Rồi cả những giọt nước mắt của chị cảnh sát cùng khóa học tại “Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam” khiến tôi càng day dứt khi nghĩ về số phận của những sinh linh bé bỏng, những thiên thần chưa kịp nhìn thấy ánh sáng mặt trời đã bị tước đi quyền sống, quyền được làm người.

Là một phật tử tôi lại càng thấu hiểu nỗi bất hạnh của những thai nhi không có quyền quyết định sinh mạng của mình!

Trong kinh đức Phật có dạy: “Có được thân người là rất khó”; một chúng sinh phải tạo thiện nghiệp, tu tập hàng ngàn kiếp mới được làm người. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà những sinh linh nhỏ bé ấy đã bị tước đi cơ hội quý giá được hiện hữu trên cuộc đời này. Đó là một điều hết sức đau lòng!

Phật giáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập vào sinh vật ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai, bởi lẽ đó mà phôi bào vẫn được coi như là một sinh vật. Cho nên chúng tôi xem hành động phá thai cũng giống như việc cướp đi sự sống của một con người. (Beyond Dogma, HH the Dalai Lama. Rupa & Co., 1996. tr.11).

Phá thai có phải là tội ác? 

Theo giáo lý của đức Phật, để cấu thành nên một hành động sát sinh, phải có sự hiện diện của 5 điều kiện sau:

- Đối tượng bị giết phải là một chúng sinh.
- Người sát sinh phải biết hay phải nhận thức được rằng đối tượng bị giết là một chúng sinh.
- Người sát sinh có tác ý giết chúng sinh đó.
 - Người sát sinh phải có một cố gắng/nỗ lực giết.
- Chúng sinh bị giết phải là kết quả của những điều kiện trên.

Ở đây, đơn cử một thí dụ về sự nạo phá thai đã cấu thành nên một hành động giết như thế nào:

- Khi thai nhi đã tượng hình, một chúng sinh đã được tạo ra. Điều này thỏa mãn điều kiện thứ nhất. Mặc dù phật tử tin rằng, chúng sinh sống trôi lăn trong vòng sinh tử, và tái sinh, nhưng họ coi sát-na của tưởng là sự bắt đầu của đời sống của một con người cụ thể.

- Sau ít tuần, thai phụ trở nên nhận thức được sự hiện hữu của thai nhi. Sự kiện này đáp ứng được điều kiện thứ 2.

- Nếu thai phụ quyết định muốn nạo phá thai nhi ấy, thì quyết định muốn ấy chính là có tác ý giết. Đây là điều kiện thứ 3.

- Khi thai phụ tìm kiếm cách nạo phá thai, thì thai phụ đã tạo ra một cố gắng/nỗ lực giết, tức đã rơi vào điều kiện thứ 4.

- Cuối cùng, thai nhi bị giết chết vì hành động nạo phá thai ấy. Đây thỏa mãn điều kiện thứ 5.

Vì thế, nạo phá thai là phạm vào giới thứ nhất của đạo Phật – cấm sát sinh, và sự nạo phá thai này tương đương với việc giết một chúng sinh. Hơn thế nữa chúng sinh này vô tội, không nói được tiếng van xin hay phản đối, không có một phương tiện nào để tự vệ, không được luật pháp chở che đó là tội lỗi khó có thể thứ tha.

Dẫu biết rằng như vậy, những lý thuyết và kiến thức nắm chắc trong lòng bàn tay nhưng khi bước vào trải nghiệm thực tế, liệu chúng ta có thể đủ can đảm và nghị lực để vượt qua những thử thách của cuộc đời?

Cũng là một phật tử, cô bạn thân của tôi – sinh viên năm thứ 4 trường Đại học Dược Hà Nội đã đánh đổi tất cả để giữ lại “mạng sống của một con người”, để cho đứa con - sinh linh bé nhỏ được cất tiếng khóc chào đời.

Đó là cách chọn lựa của cô ấy, giữa một bên là biết bao cay đắng, là lời đồn đại của dân làng, là sự ruồng bỏ của mẹ cha, là chặng đường dài với biết bao gian nan của một bà mẹ đơn thân; một bên là cuộc sống đủ đầy bên người chồng tài giỏi, là công danh, sự nghiệp của cô sinh viên giỏi trường Dược.

Nhưng còn có không ít người không thể vượt qua những thử thách ấy, để rồi phải ân hận, day dứt cả một đời.

Xin mẹ để cho con được sinh ra!

Bức thư của một hài nhi sơ sinh bị giết hại gửi mẹ của mình đã lay động biết bao nhiêu trái tim, làm ám ảnh biết bao nhiêu bà mẹ đã từng một lần lầm lỡ.

Trong "Bức thư gửi mẹ của bé Trung Thu PleiKu" có đoạn viết:

"Mẹ ơi! Nếu mẹ không hủy hoại con, thì năm nay - Trung Thu này - con tròn 3 tuổi. Chắc con cũng được mặc quần áo mới, có mũ giày mới, tay xách đèn ông sao đẹp, đi xem múa lân với bạn bè, lại còn được ăn bánh Trung Thu nữa! Con còn hát cho mẹ nghe: "Cháu lên ba... cháu đi mẫu giáo..." khi con tung tăng nhảy chân sáo, nắm tay mẹ dắt con đến trường. Nhưng điều ấy sẽ không còn bao giờ xảy ra nữa! Vì mẹ đã giết chết con rồi! Mẹ ơi!"
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
"Hôm nay, nhân ngày giỗ 3 năm của con - 2004 - Trung Thu - 2007 - Con thương nhớ mẹ quá nên viết thư này gửi mẹ đây. Không biết bây giờ mẹ con đang ở đâu? Mẹ có được cha con nhìn nhận, yêu thương? Có được gia đình tha thứ? Có được ấm no hạnh phúc, được danh thơm tiếng tốt, được chức quyền địa vị... vì việc mẹ đã hủy bỏ con không?"

Từng câu, từng chữ trong bức thư như những nhát dao vô hình, cứa vào trái tim của người đọc. 

"Con thương mẹ quá! 
Mẹ ơi! Thôi đừng khóc nữa! Dù khóc cạn nước mắt, khóc suốt cả cuộc đời, mẹ cũng không làm con sống lại được nữa rồi! _ Đứa con bất hạnh của mẹ"

Chuộc lại lỗi lầm

Đạo Phật là đạo từ bi, luôn tôn trọng sự sống và bảo vệ sinh mạng của mọi loài. Trong sách nhà Phật có nói đến thuyết luân hồi. Có nghĩa là khi một người mất đi, thần thức của họ vẫn sống. Thần thức không tồn tại dưới dạng vật chất nên người bình thường không thể nhìn thấy được. Thần thức của người chết đó sẽ tồn tại 49 ngày rồi tự mất đi. Tùy theo nghiệp của người chết mà sẽ được đầu thai theo 6 nẻo luân hồi. Đó là cõi Trời, cõi Người, cõi Atula, cõi Địa ngục, cõi Ngạ Quỷ, cõi Súc sinh.

Theo Đại đức Thích Bản Quyền, Trụ trì chùa Phúc Long (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) cho rằng: 

"Trong công việc mang tính tâm linh, điều quan trọng nhất chính là cái tâm của mỗi người chứ không quan trọng ở lễ lạt. Người cha, người mẹ vì một lý do nào đó mà “chối bỏ” con thì điều đầu tiên là phải thành tâm sám hối. Đứa bé bị tước đi mạng sống ngay từ trong bụng mẹ nên linh hồn rất khó có thể siêu thoát nên cần những lời cầu nguyện, xin lỗi thật lòng. Làm như vậy, đứa trẻ sẽ toại nguyện vì cảm nhận được tình thương và không oán hận cha mẹ nữa.

Sám hối ở đây có nghĩa là phải năng làm việc thiện, không để cho sự việc trước kia xảy ra một lần nữa; phải niệm Phật, làm từ thiện, bố thí, phóng sanh, hồi hướng công đức cho bé được siêu thoát…"

Điều này cũng hoàn toàn tương đồng với lời nhắn nhủ trong lá thư của hài nhi bị giết hại gửi tới mẹ của mình:

"Để chuộc lại lỗi lầm, mẹ hãy quyết tâm không tái phạm, và tìm mọi cách ngăn chặn hành động ác nhân này. Hãy nói cho người khác biết kinh nghiệm đớn đau trên thân thể, sự nguy hiểm đến tính mạng khi phá thai, và nhất là nỗi dằn vặt, lo sợ, đau khổ trong lòng mà mẹ phải chịu đựng từ ngày phá thai đến nay. Mẹ hãy giúp đỡ, khuyên lơn các cô gái lỡ dại, đừng phá hủy con mình, và tìm cách giúp đỡ họ cho đến ngày sinh nở. Có khi còn phải tìm nơi nuôi giúp con họ, nếu họ lại muốn bỏ rơi con mình.

Làm được như thế mẹ sẽ lấy lại được sự thoải mái tâm hồn."

Có những nỗi đau không dễ dàng nguôi ngoai, những lỗi lầm khó có thể chuộc lại nhưng với những hành động thiết thực con người ta phần nào sẽ cảm thấy an ổn hơn nơi tâm hồn!

Hồng Yến (tổng hợp)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm