Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 21/10/2014, 14:58 PM

Hà Nam: Ngôi chùa thờ duy nhất một pho tượng Phật trước nguy cơ bị xóa sổ

Bao nhiêu đời ông cha chúng tôi đều lấy chùa làm nơi thờ tự, là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng. Đồng thời là nơi gửi gắm những tâm tư nguyện vọng của dân làng. Nhưng có thể trong thời gian tới chúng tôi sẽ không còn nơi thờ tự, sinh hoạt văn hóa nữa.

Độc đáo ngôi chùa thờ một pho tượng

Chùa Nhỡn Long thuộc thôn An Ngoại, xã Tiên Hiệp, Thành phố Phủ Lý (Hà Nam) là một ngôi chùa cổ có cách đây trên 300 năm. Chùa được tọa lạc trên một gò đất cao cạnh sông Đào (một nhánh của sông Châu Giang). Theo các cụ cao niên trong làng cho biết ngôi chùa này có tên gọi đầy đủ là Nhãn Long cổ tự. Chùa có truyền thuyết ly kỳ và thờ duy nhất một tượng Phật.
 
Cách đây khoảng 300 năm, vùng đất Tiên Ngoại thuộc làng Yên Thậng, tổng Nam Cầu Thượng quanh năm ngập úng. Lúc đó vào thời Hoàng Triều Gia Long xảy ra vụ vỡ đê, nước sông Châu Giang dâng lên cuồn cuộn, ngập hết nhà cửa, ruộng vườn. Đêm xuống, nhân dân phát hiện có một tượng phật trôi về đến địa phận của làng và dạt vào An Ngoại. Một số người dân đẩy pho tượng ra xa để trôi theo dòng nước xuống hạ nguồn. Nhưng đến đêm ngày hôm sau, pho tượng ấy lại trôi dạt vào chỗ cũ.

Sau đó nhiều ngày, nhân dân lại đẩy pho tượng ra giữa dòng nước đang cuộn chảy siết, nhưng càng đẩy ra xa, pho tượng lại càng trôi dạt đến gần. Thấy đây là hiện tượng lạ và cho rằng vị tượng Phật có duyên với mảnh đất nơi đây, nhân dân trong làng đã vớt pho tượng lên bờ và lấy tên là pho tượng quan âm Tọa Sơn, lấy lá mía làm mái lợp và tre làm vách lập bàn thờ.
 
Hàng ngày nhân dân, từ già trẻ, trai gái ai đi làm đồng về qua đều qua thắp hương. Mỗi khi đi làm ăn xa hoặc ra khỏi làng, mọi người đều vào thắp hương may mắn. Đặc biệt vào các ngày lễ tết, con dân cháu làng đều dâng lễ để cầu sức khỏe, mùa màng tốt tươi, làm ăn thuận lợi và quốc thái dân an. 

Đến nguy cơ xóa sổ

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Chiến – người trong coi chùa cho biết: Lúc đầu ngôi chùa chỉ là một gian lợp lá mía. Dần dần nhân dân trong địa phương và mọi khách thập phương xa gần góp công, góp của xây dựng ngôi chùa này. Từ lúc được khởi lập đến nay, chùa Nhỡn Long đã nhiều lần được nhân dân trùng tu và xây thêm các hạng mục như: nhà khách, nhà mẫu, nhà Tổ, nhà Các. Trải qua những trăng trầm của lịch sử và biến cố của thời gian. Đến nay các hạng mục của ngôi chùa đang xuống cấp trầm trọng, một số hạng mục nếu không có cách phương án trùng tu kịp thời không chỉ hỏng và sập đổ bất cứ lúc nào.
 
 
 
Có mặt tại nhà thờ Mẫu, chúng tôi chứng kiến cảnh hoang toàn, bừa bộn. Các bờ tường, chân cột xuất hiện nhiều vết nứt chằng chịt xé toang các bức tường với nhau, nhiều chỗ phình to như muốn đổ sập xuống. Toàn bộ hệ thống mái ngói bị vỡ, các các xà, cột chính, cột phụ, kèo cột bị mục ruỗng, nhiều chỗ trên mái nhà bị võng, ngói xô vào nhau tạo ra các khe hở. Hệ thống cửa, thanh chắn của khu nhà đã bị gẫy mục. Để khắc phục, nhà chùa lấy bạt và tấm tôn che tạm để tránh mưa gió và trộm. Mỗi khi trời mưa, nắng và  vào mùa bão lũ, toàn bộ hệ thống tượng phật, bàn thờ, ngai, lọng bị ướt và bong tróc. Trước nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào của nhà Mẫu, nhân dân địa phương đã chuyển toàn bộ tượng phật sang nhà thờ Tổ để lại sự hoang tàn, khô quạnh, ngổn ngang, bụi bặm, tiếc nuối và bất lực của con dân cháu làng.
 
 
Rời gian nhà thờ Mẫu, chúng tôi đến ngôi chùa chính. Chùa chính gồm 5 gian tiền tế và 3 gian hậu cung quay theo hướng chính Tây. Cũng giống như nhà Mẫu, các cột chính của các gian bị rạn nứt. Một số cột gỗ trong chùa, các vỉ kèo, hoa văn trên con chồng giá chiêng và các xà ở trong và ngoài hiên ngôi chùa chính bị ngấm nước, mối mọt đục gần hết để trơ ra những lỗ thủng để nước mưa nắng ngấm và có thể gãy, đổ. 
 
 
 
 
 
 
Cần lắm những sự sẻ chia

Nhìn ngôi chùa ngày càng xuống cấp, có thể bị đổ sập và xóa sổ trong nay mai, bà Nguyễn Thị Thuấn (73 tuổi) nói giọng xót xa: “Bao nhiêu đời ông cha chúng tôi đều lấy chùa làm nơi thờ tự, là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng. Đồng thời là nơi gửi gắm những tâm tư nguyện vọng của mọi người. Nhưng có thể trong thời gian tới chúng tôi sẽ không còn nơi thờ tự, sinh hoạt văn hóa nữa. Ngày ngày nhìn thấy ngôi chùa đang có nguy cơ đổ sập, con dân cháu làng ai cũng xót, cũng buồn”.
 
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Đức Toàn – Trưởng thôn An Ngoại ngậm ngùi cho biết: “Nhân dân trong địa phương phần lớn là dân nghèo và có hoàn cảnh khó khăn. Nên nhiều năm nay, chúng tôi đều phát động nhân dân đóng góp tiền của, ngày công để trùng tu và xây thêm các hạng mục. Nhưng do chùa tọa lạc trên mảnh đất trũng, xây dựng chắp vá và không được đầu tư tu bổ thường xuyên, nên đến nay toàn bộ các hạng mục, các dãy nhà của chùa Nhỡn Long cổ đều bị xuống cấp. Đặc biệt khu nhà Mẫu có thể đổ sập bất cứ lúc nào nếu không có biện pháp trùng tu, nâng cấp và tôn tạo ngay bây giờ”.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, trước sự xuống cấp ngày càng trầm trọng của ngôi chùa, cán bộ và nhân dân thôn An Ngoại đã có báo cáo về hiện trạng và đơn đề nghị lên các cấp chính quyền chức năng từ xã đến thành phố. Nhưng đến nay các ngành chức năng vẫn chưa về khảo sát và có hướng khắc phục cụ thể.
 
 
Một ngôi chùa cổ có niên đại trên 300 năm, hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị như: pho tượng Quan Âm Tọa Sơn; tòa Cửu Long đồ sộ; quả chuông năm Hoàng triều Trị Nguyên (1840) và bức cuốn thư. Đồng thời là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh tín ngưỡng của nhân dân, phật tử cả vùng đang đứng trước nguy cơ bị xóa xổ trước sự bất lực của nhân dân. 

Hiện trạng xuống cấp, cầu cứu của chùa Nhỡn Long cổ đã rõ. Ước nguyện của cán bộ, nhân dân và phật tử đã tỏ. Đề nghị các cơ quan, ngành chức năng từ xã Tiên Hiệp, thành phố Phủ Lý và tỉnh Hà Nam cần sớm về khảo sát hiện trạng và có hướng trùng tu, tôn tạo và tu bổ kịp thời để cứu lấy một ngôi chùa cổ đang từng ngày kêu cứu. Đó cũng là nguyện vọng mong muốn lớn nhất lúc này của nhân dân An Ngoại nói riêng và các phật tử nói chung.

Đức Tùy
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Xem thêm